Ca dao dân ca là những giai điệu quen thuộc, gắn liền với cuộc sống mỗi con người. Em sẽ được tìm hiểu thêm về một số câu ca dao mang chủ đề về quê hương đất nước trong bài soạn Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn nhất, trang 90 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống học kì I dưới đây:
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 – KNTT
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 – KNT
I. Trước khi đọc:
*Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
This post: Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6
1. Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
– Theo em, quê hương yêu dấu là mảnh đất nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là cội nguồn sinh dưỡng, thân thuộc và gần gũi nhất với mỗi người.
– Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói tới: những cảnh quan quen thuộc gần gũi, những con người giản dị, chân phương và cả những địa danh, phong cảnh nổi tiếng.
2. Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
(Đỗ Trung Quân – “Bài học đầu đời cho con”)
II. Sau khi đọc:
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 tập 1:
– Hai bài ca dao 1, 2 đều có bốn dòng.
– Các bài đều được cấu tạo từ hai cặp câu sáu tiếng và tám tiếng đối xứng, tuân thủ chặt chẽ đặc điểm về hình thức của thể lục bát.
Câu hỏi 2 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 tập 1:
* Bài ca dao 1:
– Cách gieo vần: Tiếng cuối dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (“đà” – “gà”, “Xương” – “sương”); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (“sương” – “gương”).
– Nhịp thơ: nhịp chẵn: 2/2/2 với câu sáu và 4/4 với câu tám.
– Phối hợp thanh điệu:
=> Nhận xét: Thanh điệu của bài ca dao tuân thủ theo đúng quy luật thơ lục bát với tiếng tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc.
* Bài ca dao 2:
– Cách gieo vần: Tiếng cuối dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (“xa” – “ba”, “trông” – “sông”); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo ( “đồng – trông”).
– Nhịp thơ: nhịp chẵn: 2/2/2 với câu sáu và 4/4 với câu tám.
– Phối hợp thanh điệu:
=> Nhận xét: Thanh điệu của bài ca dao tuân thủ theo đúng quy luật thơ lục bát với tiếng tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc.
Soạn văn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 – KNTT
Câu hỏi 3 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 tập 1:
Tính chất biến thể của thơ lục bát ở bài ca dao thứ ba được thể hiện qua:
– Số tiếng: Bài thơ thứ ba không theo quy tắc cặp câu sáu tám song hành mà theo cấu trúc ba câu đầu sáu tiếng, câu cuối tám tiếng.
– Cách gieo vần: bài ca dao không tuân thủ quy tắc hiệp vần theo lối tiếng cuối dòng sáu vần với tiếng sau dòng tám mà bắt vần một cách tự do. Cụ thể:
+ Tiếng thứ nhất câu một “Ba” bắt vần với tiếng thứ sáu câu một “Đá” và tiếng thứ tư, tiếng thứ năm câu hai “Dạ”, “ba”.
+ Cặp câu cuối không bắt vần.
– Thanh điệu: ba câu đầu đều có 6 tiếng nên không đáp ứng đủ quy tắc về thanh của thơ lục bát.
=> Nhận xét: Bài ca dao số ba đã biến đổi số tiếng của thơ lục bát từ sáu – tám sang sáu – sáu. Việc thay đổi số tiếng làm cho cách bắt vần, phối thanh bị biến đổi khiến bài thơ không hoàn toàn tuân theo luật thơ lục bát.
Câu hỏi 4 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1:
– Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ” tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ.
– Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi tả, nhấn mạnh vẻ trong trẻo, tĩnh lặng của mặt nước Tây Hồ.
Câu hỏi 5 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1:
– Tình cảm của tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn: tình cảm trân trọng, tự hào đối với các thắng cảnh quê hương và sâu xa hơn là sự khắc ghi về cội nguồn dân tộc.
– Các câu ca dao có từ “ai” hoặc có lời nhắn “Ai ơi”:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
“Ai về Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền”.
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ai kia cạn cho gầy cò con”
Câu hỏi 6 trang 92 Sgk Ngữ văn 6 – tập 1:
Bài thơ thứ 3 đã miêu tả thiên nhiên xứ Huế qua:
– Các từ ngữ chỉ địa danh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.
– Hình ảnh: dòng sông vào đêm trăng sáng cùng tiếng hò vang vọng.
=> Gợi hình dung về cảnh sông nước yên bình, thơ mộng.
Câu hỏi 7 trang 92 Sgk Ngữ văn 6- tập 1:
Tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước được gửi gắm trong các câu ca dao: Trân trọng, yêu mến, tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước.
* Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Đất nước Việt Nam chúng ta có vô vàn cảnh đẹp trải dài từ Bắc vào Nam. Trong đó, em ấn tượng nhất với khung cảnh nên thơ của Đà Lạt. Đà Lạt nổi tiếng với du khách gần xa bởi khí hậu ôn hòa và thiên nhiên tươi đẹp. Nơi đây có những đồi thông xanh trải dài, những vườn hoa rực rỡ sắc màu. Tới Đà Lạt, chúng ta không thể bỏ lỡ các phiên chợ đêm đông vui, tấp nập. Có thể nói, thành phố sương mờ chính là chốn về thân thương cho những ai yêu thích không khí bình yên, nhẹ nhàng. Nếu có cơ hội, chắc chắn em sẽ ghé thăm Đà Lạt vào một ngày không xa
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Các câu ca dao trên đã để lại trong em những cảm xúc, ấn tượng như thế nào về danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước? Ngoài bài soạn mẫu trên, em có thể xem thêm các bài soạn và bài văn mẫu lớp 6 dưới đây để chuẩn bị cho tiết học tới:
– Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92
– Soạn bài Chuyện cổ nước mình
Từ khoá liên quan:
soan bai chum ca dao ve que huong dat nuoc ngu van lop 6 kntt
, bai chum ca dao ve que huong dat nuoc ngu van lop 6 kntt, soan van chum ca dao ve que huong dat nuoc ngu van lop 6 kntt,
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt