Tiếng Việt

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn gọn


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, trang 74, Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo, học kì I do đội ngũ Mầm Non Ánh Dương biên soạn dưới đây rất chi tiết và cụ thể. Các em cùng tham khảo để nắm rõ những quy trình khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một tác phẩm.

Bài viết liên quan

  • Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 – Chân trời sáng tạo
  • Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, Ngữ văn lớp 6, CTST

This post: Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn gọn

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, CTST

 

I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
 

1. Đoạn văn có trình bày rõ ràng những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát hay không?

– Đoạn văn trình bày rõ ràng những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát.

2. Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?

-Tác giả đoạn văn sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
 

3. Nội dung câu mở đoạn là gì?

– Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và thể hiện cảm xúc của người viết về chủ đề bài thơ.
 

4. Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày gì?

– Phần thân đoạn gồm những câu từ “Với âm hưởng ngọt ngào của thể thơ lục bát” đến “phải khắc ghi công ơn trời biển ấy”.
– Phần thân đoạn trình bày: cảm xúc của người viết về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 

5. Nội dung của câu kết đoạn là gì?

– Nội dung của câu kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc của người viết về bài thơ, đồng thời nêu ra ý nghĩa tác động của bài thơ đối với người viết.
 

II. Hướng dẫn quy trình viết

 

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

– Xác định đề tài:
+ Xác định yêu cầu của đề.
+ Xác định các yếu tố: kiểu bài, dung lượng bài viết.
– Thu nhập tư liệu: tìm, chọn một bài thơ mình yêu thích/ ấn tượng để viết.
 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Tìm ý:
+ Đọc diễn cảm và xác định những cảm xúc bài thơ để lại trong em.
+ Tìm các hình ảnh, chi tiết nổi bật và nêu ý nghĩa của chúng.
+ Từ đó, trình bày chủ đề bài thơ.
+ Lí giải lí do em ấn tượng/ yêu thích bài thơ.
+ Ghi ngắn gọn những ý tưởng trên.
– Lập dàn ý: sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý:
+ Mở bài: giới thiệu bài thơ và nêu cảm xúc chung của bản thân.
+ Thân bài: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình về bài thơ đó.
+ Kết bài: khẳng định cảm xúc của bản thân, nêu ý nghĩa của bài thơ với bản thân.
 

Bước 3: Viết đoạn

– Từ dàn ý, viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

– Xem lại và chỉnh sửa.
– Rút kinh nghiệm cho bản thân.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, CTST

 

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

– HS chọn bài thơ mình yêu thích và viết bài.
* Gợi ý
Bài viết tham khảo
Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của tác giả Nguyễn Đình Thi đã để lại trong em những rung cảm sâu sắc về thiên nhiên và con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ, khung cảnh yên bình của quê hương hiện lên thật tươi đẹp. Những cánh đồng lúa mênh mông đã khẳng định sự trù phú, giàu có khắp các miền quê. Ngòi bút của tác giả lại tiếp tục vẽ nên hình ảnh dãy Trường Sơn vừa kì vĩ vừa thơ mộng. Tất cả cảnh vật như tô đậm bức tranh thiên nhiên non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình của đất nước ta. Đặc biệt, nổi bật trên cảnh sắc ấy là bóng dáng con người Việt Nam với bao đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Đó là những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, cần cù, siêng năng trong lao động. Đó là hình ảnh nhân dân đoàn kết, kiên cường anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Không chỉ vậy, đó còn là tấm lòng thủy chung, son sắt “yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”. Bằng từ ngữ giản dị, mộc mạc, kết hợp với các biện pháp tu từ như so sánh “Tay người như có phép tiên”, ẩn dụ “mênh mông biển lúa”, nhà thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp thiên nhiên và con người của đất nước ta. Qua đây, em càng thấy yêu thương, trân trọng những điều bình dị mà dải đất hình chữ S ban tặng.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bất kì một bài thơ nào đó, em cần chú ý tìm ra những hình ảnh, chi tiết mà em thấy yêu thích/ ấn tượng, từ đó bộc lộ cảm xúc của bản thân. Mầm Non Ánh Dương luôn đồng hành cùng em trong quá trình học môn Ngữ văn 7. Hãy ghé thăm thường xuyên để cập nhật các bài soạn, văn mẫu lớp 6 chất lượng như:
– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Soạn bài Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Soạn bài Ôn tập bài 3

Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet doan van ghi lai cam xuc ve mot bai tho luc bat Ngu van lop 6 CTST

, Bai soan Viet doan van ghi lai cam xuc ve mot bai tho luc bat ngan gon Ngu van lop 6 CTST, Soan bai Viet doan van ghi lai cam xuc ve mot bai tho luc bat ngan gon,

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button