Tiếng Việt

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, soạn văn lớp 12 SGK Ngữ văn 12 t

Hướng dẫn Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc sẽ là bước chuẩn bị cần thiết để các em có được tiết học hiệu quả. Để trả lời tốt các câu hỏi, bài tập trong SGK, phục vụ cho việc đọc hiểu văn bản, các em hãy tham khảo bài soạn dưới đây.

=> Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 12 tại đây: soạn văn lớp 12

This post: Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, soạn văn lớp 12 SGK Ngữ văn 12 t

Bằng giọng văn khách quan và thái độ khiêm nhường, tác giả Trần Đình Hượu đã trình bày những đánh giá và những quan điểm sống, quan điểm về lí tưởng và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam, bên cạnh đó ông cũng thẳng thắn chỉ ra những thế mạnh và hạn chế của văn hóa truyền thống, từ đó cung cấp cho người đọc những hiểu biết khoa học sâu sắc nhất về văn hóa Việt Nam và nâng cao ý thức tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc. Các em cùng tham khảo phần soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trong chương trình soạn văn lớp 12 của chúng tôi để hiểu hơn về nội dung tác phẩm.

 

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, ngắn 1

I. Tìm hiểu chung

 

1. Tác giả

– Trần Đình Hượu là nhà văn sinh ra trên mảnh đất gánh hai đầu đất nước, mảnh đất học Nghệ An. Đồng thời ông cũng là nhà văn tài năng của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó ông còn là chuyên viên nghiên cứu đã được tặng giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000. Với tác phẩm tiêu biểu là “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc”. 

 

II. Phân tích tác phẩm

 

Câu 1: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Tác giả phân tích đặc điểm văn hóa trên phương diện:

+ Tôn giáo

+Nghệ thuật

+ Ứng xử

+ Sinh hoạt

+ Giao tiếp

 

Câu 2: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Theo tác giả điểm nổi bật nhất trong sáng tạo văn hóa Việt Nam là:hướng tới sự trọn vẹn, tinh tế, hài hòa về mọi mặt, giàu tính nhân bản

– Thế mạnh của vốn văn hóa dân tộc: văn hóa dân tộc giàu có, thiết thực, trong sáng, thanh lịch…

– Dẫn chứng

+ Kiến trúc chùa Một Cột

+ Ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian

 

Câu 3: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

 – Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc: Chưa có tầm vóc lớn lao, vị trí quan trọng, chưa có sự ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác, thiếu sáng tạo…

 

Câu 4: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Tôn giáo ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hóa truyền thống Việt Nam là:

Phật giáo và Nho giáo

– Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo theo hướng: tích cực, lành mạnh

– Ví dụ: Côn sơn ca của Nguyễn Trãi, Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm… ảnh hưởng của nho giáo.

 

Câu 5: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Câu nhận định trên không nói lên sự khen hay chê dành cho văn hóa Việt Nam. Mà thực tế Việt Nam vẫn luôn được thế giới công nhận là một nước giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này cho thấy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam vẫn luôn tốt đẹp và câu nhận định này có lẽ là một lời nói nhận xét về mặt tích cực của văn hóa.

 

Câu 6: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam không chỉ cậy vào sức sáng tạo của dân tộc mà còn dựa vào sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trên thực tế, dân tộc Việt Nam ta cũng dã như vậy, chúng ta vẫn giư những nét riêng vốn có của văn hóa và vẫn tiếp thu một cách chủ động, chọn lọc giá trị văn hóa bên ngoài để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà. Đồng thời chúng ta cũng trải qua bề dày lịch sử với những lần bị xâm chiếm và chắc chắn ta sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa các nước đô hộ, bản sắc bị mờ nhòa đi bởi vậy ta không thể chỉ dựa vào sự tạo tác. Chúng ta có tiếp thu văn hóa nước ngoài nhưng không dập khuôn hoàn toàn mà có sự sáng tạo, chọn lọc ví như tiếp thu chữ Hán sáng tạo chữ Nôm, mượn chữ Hán để tạo ra từ Hán Việt mang nghĩa….

 

III. Luyện tập

 

Câu 1: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Giải thích “ Tôn sư trọng đạo” 

+ Tôn sư: là kính trọng thầy cô, những người dạy dỗ mình

+ Trọng đạo: đề cao lẽ phải, đề cao cái đẹp, cái chính nghĩa

– Biểu hiện:

+ Ở trường: kính trọng thầy cô

+ Ở gia đình: hiếu thảo, tôn kính ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi

+ Ở xã hội: Sống tốt, sống đẹp, sống có đạo đức

– Cần phải giữu gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Câu 2: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Nét đẹp văn hóa trong tết nguyên đán:

+ Đi tảo mộ: tưởng nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên

+Chúc tết: Mong cầu hạnh phúc, những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người trong năm mới

+ Luộc bánh chưng: món ăn cổ truyền trong ngày tết của người dân Việt Nam….

 

Câu 3: ( Trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Hủ túc trong ngày tết:

+ Đốt vàng mã

+Tụ tập rượu chè, cờ bạc

+ Hái hoa, bẻ cành 

 

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, ngắn 2

———————–HẾT————————

Phần hướng dẫn soạn bài tiếp, chúng ta cùng nhau học cách soạn bài Phát biểu tự do, các em học sinh nhớ theo dõi.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Cảm nhận về đoạn thơ sau: “Ta về mình có nhớ ta…Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” trong bài Việt Bắc – Tố Hữu để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 12 phần Cảm nhận về hai đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Đất nước nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Từ khoá liên quan:

huong dan soan bai nhin ve von van hoa dan toc

, soan bai nhin ve von van hoa dan toc cua tran dinh huou, soan bai nhin ve von van hoa dan toc lop 12,

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button