Mỗi người đều mang trong mình sợi dây gắn kết giữa bản thân với quê hương. Mời em tham khảo bài soạn Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương ngắn nhất trang 104, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì I dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài trình bày của mình.
Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con người với quê hương, Ngữ văn lớp 6 – KNTT
Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con người với quê hương, Ngữ văn lớp 6 – KNTT
This post: Trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con ngườ
I. Chuẩn bị
1. Trước khi nói:
a. Chuẩn bị nội dung nói:
– Viết ngắn gọn ra giấy các ý chính của bài nói.
– Chuẩn bị phương tiện minh họa cho bài nói.
b. Tập luyện:
– Tập luyện một mình hoặc với người khác để hoàn thiện bài nói.
– Tập nói rõ ràng, điều chỉnh ngữ điệu, căn chỉnh thời gian trình bày.
2. Trình bày bài nói:
– Khi trình bày bài nói, cần bám sát vào mục đích, chủ đề, đề tài bài nói.
– Sử dụng các phương tiện minh họa một cách hợp lí để bài nói thêm thu hút.
3. Sau khi nói:
– Người nghe:
+ Bày tỏ sự đồng cảm với suy nghĩ, cảm xúc của người nói.
+ Đặt câu hỏi cho những vấn đề còn chưa rõ hoặc sự khác biệt trong quan điểm.
+ Góp ý về cách trình bày.
– Người nghe:
+ Lắng nghe và phản hồi những chia sẻ của người nghe một cách tích cực.
+ Giải thích những điều người nghe cần làm rõ.
+ Cảm ơn, tiếp thu những góp ý xác đáng.
Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con người với quê hương, Ngữ văn lớp 6 – KNTT
This post: Trình bày ý kiến về tình cảm gắn bó của con ngườ
Đề bài: Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương.
I. Dàn ý Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương:
1. Mở đầu:
– Giới thiệu vấn đề: tình cảm của con người với quê hương.
2. Nội dung chính:
* Giải thích:
– Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên.
– Tình cảm của con người với quê hương là tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.
* Biểu hiện của tình yêu quê hương:
– Trong quá khứ:
+ Nhân dân kiên cường bảo vệ bờ cõi nước nhà.
+ Ông cha đã ra sức xây dựng, phát triển đất nước.
– Ngày nay:
+ Con người đồng lòng, chung sức cống hiến, xây dựng để quê hương ngày càng giàu mạnh, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
+ Luôn ý thức sâu sắc về việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống lâu đời, phong tục cổ truyền, di sản văn hóa, văn vật của ông cha để lại.
+ Các bạn trẻ ra sức học tập, rèn luyện.
* Ý nghĩa:
– Tình yêu quê hương chính là động lực để mỗi người cố gắng vươn lên phát triển bản thân.
– Là sợi dây gắn kết con người với con người, là cốt lõi của tinh thần đại đoàn kết.
– Giúp chúng ta biết ghi nhớ, trân trọng những thành quả tốt đẹp mà cha ông dày công làm nên.
3. Kết thúc: Khẳng định vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với quê hương đất nước.
II. Bài nói tham khảo Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương:
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Ngọc Thúy. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em sẽ trình bày suy nghĩ của bản thân về “Tình cảm của con người với quê hương”.
Các bạn thân mến, nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Quả thực như vậy, quê hương chính là nơi chúng ta sinh ra và trưởng thành, lớn lên. Quê hương đã in dấu bao bước chân của chúng ta. Vì thế, theo mình, ai ai cũng thổn thức trong mình lòng yêu mến, gắn bó sâu sắc với nơi “chôn rau cắt rốn”.
Trong quá khứ, khi đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lăng, nhân dân đã kiên cường, anh dũng chiến đấu. Vua tôi cùng nhau đồng lòng, đồng sức đẩy lùi quân thù ra khỏi bờ cõi nước nhà. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt, sông Bạch Đằng hay trận Ngọc Hồi – Đống Đa,… là minh chứng rõ ràng và xác đáng. Bên cạnh đó, ông cha còn ra sức xây dựng, phát triển đất nước lớn mạnh. Ta có thể bắt gặp điều này qua các thời đại Lý- Trần – Lê. Tiếp nối truyền thống anh hùng của bậc tiền nhân, thế hệ sau đã dũng cảm đấu tranh, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Ngày nay, trong thời bình, tình yêu quê hương được biểu hiện qua những việc làm hết sức giản đơn. Đó là hình ảnh người dân đoàn kết, chung sức cống hiến, xây dựng để quê hương giàu mạnh, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Hay còn là trách nhiệm, ý thức sâu sắc trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, phong tục lâu đời, những di sản văn hóa, văn vật.
Có thể nói, tình yêu quê hương chính là động lực để mỗi người cố gắng vươn lên phát triển bản thân. Nó thúc đẩy chúng ta phải biết học tập, tích cực rèn luyện đạo đức. Tình yêu quê hương còn là sợi dây gắn kết con người với con người. Từ đó, tạo nên giá trị cốt lõi của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Nội dung trên đây sẽ giúp em có những ý tưởng mới mẻ cho bài trình bày của mình. Mời em tham khảo thêm những bài soạn và văn mẫu lớp 6 khác:
– Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4
– Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong
Từ khoá liên quan:
Trinh bay y kien ve tinh cam gan bo cua con nguoi voi que huong Ngu van lop 6 KNTT
, y kien ve tinh cam gan bo cua con nguoi voi que huong Ngu van lop 6 KNTT, trinh bay ve tinh cam gan bo cua con nguoi voi que huong Ngu van lop 6 KNTT,
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt