Trong bài 4, các em sẽ được luyện tập Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần tỉnh lược trong văn bản ở bài Thực hành tiếng Việt trang 112, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I. Mời các em tham khảo bài soạn mẫu dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 – KNTT
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 – KNTT
Câu hỏi 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
a. Lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu về tác giả Hô-me-rơ không sử dụng dấu ngoặc kép vì tác giả dùng cách trích dẫn gián tiếp, không trích dẫn nguyên văn tài liệu tham khảo.
b. Nội dung của câu văn được đưa vào ngoặc kép trong đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” là lời nhận định của nhà nghiên cứu về giá trị của cảnh Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác với những sáng tác cho nghệ thuật thời sau.
c. Phần được đánh dấu ngoặc vuông […] ở đoạn văn từ “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác được coi là” đến “sáng tác nghệ thuật thời sau” có ý nghĩa trong việc làm cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên được tập trung và cô đọng hơn.
This post: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đán
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 – KNTT
Câu hỏi 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
a. – Phần cước chú ở chân trang bao gồm thông tin:
+ Thông tin về hình ảnh “người anh giữ mặt trời, người em giữ mặt trăng”.
+ Thông tin về khung cảnh thiên nhiên “đất giáp với trời”.
– Phần cước chú được trình bày dưới hình thức đánh số, nằm dưới chân trang tách biệt với nội dung chính của văn bản và không sử dụng ngoặc kép.
– Chức năng, tác dụng của những thông tin đó là: giúp người đọc hiểu rõ được ngữ cảnh văn hóa xung quanh văn bản.
b. Đoạn văn có 2 cước chú. Các cước chú đó thuộc loại cước chú giải thích từ ngữ, điển cố và cước chú bổ sung thông tin.
Câu hỏi 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
– Ví dụ về trích dẫn:
+ Trích dẫn trực tiếp: Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thúy: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.”. (“Chữ bầu lên nhà thơ”- Lê Đạt)
+ Trích dẫn gián tiếp: “Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.” . (“Chữ bầu lên nhà thơ”- Lê Đạt)
– Ví dụ về cước chú và tỉnh lược trong văn bản:
” Nói như Va-lê-ri (5), chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hóa trị. […]”. (“Chữ bầu lên nhà thơ”- Lê Đạt)
(5) Va-lê-ri: tên đầy đủ là Pôn Va-lê-ri (Paul Valéry. 1871 – 1945), nhà thơ, triết gia người Pháp.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Sử dụng trích dẫn, cước chú và đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản là hành vi tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Các em hãy lưu ý và đừng bỏ qua điều này nhé. Hãy tham khảo bài thêm các bài soạn, văn mẫu lớp 10 để chuẩn bị cho giờ học sau:
– Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
– Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh
(4.0★- 3 đánh giá)
ĐG của bạn?
Từ khoá liên quan:
Su dung trich dan cuoc chu va cach danh dau phan bi tinh luoc trong van ban Ngu van lop 10 KNTT
, dung trich dan cuoc chu va cach danh dau phan bi tinh luoc trong van ban Ngu van lop 10 KNTT, su dung trich dan cuoc chu va cach danh dau phan bi tinh luoc trong van ban Ngu van lop KNTT,
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt