=> Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 9 tại đây: Soạn văn lớp 9
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS
This post: Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn trang 169 SGK Ngữ văn 9
Câu 1:
-Tự sự khác miêu tả là: Phương thức biểu đạt của tự sự là trình bày sự việc có quan hệ nhân quả và biểu lộ ý nghĩa của người viết. Văn bản miêu tả là tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật hiện tượng làm cho chúng trở nên sinh động.
-Thuyết minh khác tự sự và miêu tả là: Phương thức biểu đạt của thuyết minh là trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, mặt lợi, mặt hại của sự vật hiện tượng. Giúp cho người đọc có tri thức khách quan về đối tượng khác với miêu tả và tự sự là trình bày sự việc hay tái hiện tính chất của sự vật.
-Văn bản biểu cảm khác với văn bản thuyết minh là: Phương thức biểu đạt của văn bản biểu cảm là bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm của con người với thiên nhiên xã hội khác với băn bản thuyết minh là trình bày đặc điểm, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính chất hai mặt của sự vật hiện tượng.
-Văn bản nghị luận khác với văn bản điều hành là: Phương thức biểu đạt của văn bản nghị luật là trình bày quan điểm tư tưởng đối với tự nhiên xã hội với hệ thống luận điểm chặt chẽ; văn bản điều hành lại trình bày theo mẫu chung và có tính pháp lý để đưa ra nguyện vọng với cá nhân tập thể, với cơ quan quản lý, hay những điều khoản, hợp đồng, …
Câu 2:
Các văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì mỗi văn bản phải có một phương thức biểu đạt khác nhau, ý nghĩa trên phương diện nội dung cũng khác nhau nên không thể thay thế cho nhau được.
Câu 3:
Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp trong một văn bản cụ thể. Ví dụ: trong văn bản Bến quê của Nguyễn Minh Châu tác giả vừa sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả lại vừa trình bày tư tưởng quan điểm và đưa ra bài học cho người đọc.
Câu 4:
Các thể loại văn học đã học là: truyện, thơ và kịch.
– Thơ sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả tự sự và biểu cảm
– Truyện sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, nghị luận
– Kịch sử dụng phương thức biểu đạt tự sự và lời kể của nhân vật
c. Thơ, truyện, kịch có sử dụng yếu tố nghị luận.
Ví dụ như thơ của Chế Lan viên, Tố Hữu
Câu 5:
– Văn bản tự sự là trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục biểu lộ ý nghĩa. Còn thể loại văn học tự sự là chỉ đặc điểm của một loại văn học sử dụng yếu tố kể làm chủ yếu
– Tính nghệ thuật của tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở ngôn ngữ, sự kiện, cốt truyện.
Câu 6:
– Văn bản biểu cảm là bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm với con người, thiên nhiên. Còn thể loại văn học trữ tình là đặc điểm một thể loại văn học thể hiện yếu tố trữ tình làm chủ yếu.
– Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình là: ngôn ngữ giàu hình ảnh.
Ví dụ:
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Câu 7:
Tác phẩm nghị luận cần có yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự kết hợp. Vì chỉ có khi đó bài nghị luận mới đạt được hiệu quả cao nhất.
II. Phần tập làm văn trong chương trình THCS
Câu 1: Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong nội dung sách giáo khoa. Ví dụ khi học về văn bản tự sự học sinh sẽ được học về cách làm bài văn tự sự.
Câu 2: Phần Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với phần Văn và Tập làm văn trong chương trình. Ví dụ khi được học về phần điệp từ, học sinh đã có văn bản mang nội dung điệp từ để phân tích.
Câu 3: Các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh có ý nghĩa quan trọng là công cụ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm
1. Văn bản thuyết minh
– Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là đối tượng khách quan, đặc điểm của đối tượng.
– Cần chuẩn bị hiểu biết về đối tượng, trình bày lô – gic hợp lý
– Các phương pháp thường dùng là giải thích, liệt kê, so sánh, phân tích
– Ngôn ngữ cần rõ ràng, mạch lạc, chính xác
2. Văn bản tự sự
– Văn bản tự sự có đích biểu đạt là trình bày sự việc theo một diễn biến nhất định.
– Các yếu tố là: nhân vật, sự kiện, tình huống, hành động
– Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm nhằm đạt được mục đích hấp dẫn cho câu chuyện được kể
– Ngôn ngữ thiên về hành động, không gian thời gian, đặc điểm về đối tượng nhân vật
3. Văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là: Xác định người nghe, người viết hay tư tưởng quan điểm rõ ràng để đưa người đọc hiểu và nghe theo quan điểm của họ.
Các yếu tố: Lập luận, luận điểm, luận cứ
Cần có yêu cầu như: Luận điểm rõ ràng, xác thực, dẫn chứng thuyết phục.
– Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng xã hội cần bàn luận
– Thân bài:
+ Giải thích hiện tượng
+ Quy hiện tượng xã hội về một nội dung cần bàn luận
+ Phân tích bàn luận, đánh giá về hiện tượng
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động
+ Ý nghĩa
– Kết bài:
Tổng kết rút ra bài học cho bản thân
e. Dàn ý chung:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm cần nghị luận
Thân bài:
+ Phân tích nội dung nghệ thuật ở các hình ảnh chi tiết có trong bài theo một trình tự lô – gic, cụ thể
+ Phân tích, đánh giá, so sánh với những tác phẩm đã học để tình ra điểm khác nhau nổi bật của tác phẩm
Kết bài:
Đánh giá chung vị trí, ý nghĩa của tác phẩm trong nền văn học.
Nội dung soạn bài tiếp sau, chúng tôi cùng các em tìm hiểu cách soạn bài Tôi và chúng ta, các em nhớ đón đọc bài soạn mẫu của chúng tôi.
Trong chương trình học Ngữ Văn 9 phần Soạn bài Tổng kết từ vựng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt