Ý thức tìm tòi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa của tác giả Lê Đạt đã được thể hiện rõ qua văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trang 82, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì I. Mời các em theo dõi bài tổng hợp Chữ bầu lên nhà thơ: thể loại, bố cục, nội dung, dàn ý dưới đây để có thêm kiến thức khi đọc hiểu văn bản.
Chữ bầu lên nhà thơ: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ
I. Tác giả
– Lê Đạt (1929 – 2008) tên thật là Đào Công Đạt.
– Quê quán: Bắc Giang.
– Trong sáng tác thơ ca, ông luôn đề cao tính sáng tạo, cách tân, đổi mới, tìm tòi trong lao động chữ nghĩa.
This post: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
II. Tìm hiểu văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
1. Xuất xứ Chữ bầu lên nhà thơ:
– Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” được in lần đầu trên báo “Văn nghệ”, số 34, năm 1994.
– Tiểu luận thể hiện được quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ.
2. Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
– Bố cục 3 phần được chia theo số đánh trong sách giáo khoa.
– Nội dung của mỗi đoạn:
+ Phần 1: Tác giả tóm tắt lại một số ý kiến được phát biểu trong cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập “Bóng chữ”.
+ Phần 2: Quan điểm về làm thơ của tác giả.
+ Phần 3: Trách nhiệm cần có của nhà thơ.
3. Nội dung chính văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
– Tác giả bày tỏ quan điểm về quá trình lao động chữ nghĩa trong hoạt động sáng tạo thơ ca và đặc trưng, ý nghĩa của “chữ” trong thơ.
4. Phương thức biểu đạt trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
– Phương thức biểu đạt: nghị luận.
Chữ bầu lên nhà thơ: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
5. Thể loại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
– Thể loại: văn bản nghị luận.
6. Giá trị nội dung văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
– Nhấn mạnh trách nhiệm của nhà thơ chân chính đối với việc sáng tạo thơ ca.
7. Giá trị nghệ thuật Chữ bầu lên nhà thơ:
– Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng logic, thuyết phục, rõ ràng.
– Lời văn tương đối cứng rắn, bày tỏ rõ ràng quan niệm của tác giả.
III. Dàn ý văn bản Chữ bầu lên nhà thơ:
1. Quan điểm của tác giả đối với quá trình lao động chữ nghĩa trong sáng tạo thơ ca:
– Tác giả không đồng tình với quan niệm thơ gắn liền với cảm xúc bột phát và bốc đồng, không cần cố gắng qua lí lẽ:
+ Con bốc đồng ngắn ngủi, nhanh đến thì cũng nhanh đi.
+ Bài thơ hay là kết quả của sự kì ngộ. Những phút thăng hoa ấy là kết quả của quá trình học hỏi, tích lũy chứ không phải may rủi.
– Tác giả phản bác lại quan niệm làm thơ là do năng khiếu chứ không nhất thiết phải trau dồi, học hỏi qua lí lẽ:
+ “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.”
+ “Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải do ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.”
– Tác giả ca ngợi những nhà thơ cố gắng gắng trau dồi chữ nghĩa, học hỏi không ngừng.
=> Tác giả đề cao sự lao động chữ nghĩa trong quá trình sáng tác thơ.
2. Trách nhiệm của nhà thơ trong quá trình sáng tác thơ ca:
– Học hỏi, trau dồi, cố gắng không ngừng trong cách tổ chức ngôn từ nghệ thuật thơ.
– Mỗi nhà thơ cần phải biến ngôn ngữ của cộng đồng thành ngôn ngữ tinh hoa thông qua việc tiếp thu, thừa hưởng để làm giàu đẹp thêm cho tác phẩm nói riêng và tiếng Việt nói chung “như một lão bộc trung thành”.
————————–HẾT————————-
Văn bản Chữ bầu lên nhà thơ mang đậm dấu ấn, quan niệm sáng tác thơ ca của nhà thơ Lê Đạt. Hi vọng qua những kiến thức tổng hợp mà Mầm Non Ánh Dương cung cấp, các em có thể đọc hiểu tác phẩm một cách dễ dàng. Hãy xem thêm văn mẫu lớp 10 như Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt để có thêm định hướng khi viết bài các em nhé!
Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam
(4.0★- 3 đánh giá)
ĐG của bạn?
Từ khoá liên quan:
Van ban Chu bau len nha tho
, Bo cuc van ban Chu bau len nha tho, Noi dung chinh van ban Chu bau len nha tho,
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tiếng Việt