Dàn ý cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
This post: Dàn ý cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
I. Dàn ý cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng (phong cách, đặc điểm sáng tác và các tác phẩm chính của ông,…)
– Giới thiệu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích,…)
– Nêu vấn đề: Cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
2. Thân bài
– Đám tang của cụ cố Tổ – một đám tang to nhất Hà thành và náo nhiệt như đám hội:
+ Một cái đám ma “theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng”.
+ Cái đám tang có thể khiến cho “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười.”
→ Đấy là một cách nói đầy mỉa mai của tác giả bởi cả nhà cụ cố Hồng đã biến cái đám ma của cụ trở thành nơi để khoe giàu sang, tiền của.
+ Tuyết với “bộ y phục Ngây thơ – cái áo dài voan mỏng, trong có coóc-sê, trông như hở cá nách và nửa vú – nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh”.
+ Những người bạn của cụ cố Hồng, “ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,…trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,…”.
→ Có lẽ với những người bạn thân của cụ cố Hồng, đám ma đã trở thành nơi để họ khoe và thi huy hiệu thi râu.
+ Những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn ngay trong đám tang của người chết, họ lại “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám”
– Cảnh hạ huyệt với ngòi bút trào phúng sắc sảo đã lột tả bộ mặt giả dối, những trò bịp bợm của các nhân vật.
+ Cậu Tú Tân đang biểu diễn vai diễn của một người thợ chụp ảnh, cố dàn dựng để tất cả mọi người có thể hoàn thành vai diễn của mình “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,… để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm.”
+ Tiếng khóc “hứt…hứt…hứt…” của ông Phán mọc sừng và thương vụ mua bán, trao đổi với Xuân Tóc Đỏ.
3. Kết bài
Khái quát về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia và nêu cảm nghĩ của bản thân.
II. Bài văn mẫu cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)
Vũ Trọng Phụng là một trong số những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX với ngòi bút trào phúng sắc sảo bậc thầy. Có thể nói tiểu thuyết Số đỏ là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Toàn bộ tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt của tầng lớp thị dân thành thị và dường như tất cả những điều đó đã được kết tinh một cách trọn vẹn trong chương sách Hạnh phúc của một tang gia. Đọc Hạnh phúc của một tang gia chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào có thể quên được cảnh “đám ma gương mẫu” của cụ cố Hồng.
Trước hết, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã quan sát một cách tỉ mỉ, chi tiết và vẽ nên bức tranh cảnh đưa đám cụ cố Tổ với nhiều nét lố bịch, đấy là một đám ma to nhất Hà thành và náo nhiệt như một đám hội…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
——————HẾT——————-
Ngoài dàn ý Cảm nhận về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, chúng tôi còn giới thiệu đến các em học sinh một số bài văn hay lớp 11 khác như: Ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia; Ý nghĩa điệp khúc “Đám cứ đi” trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia; Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia; Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia;…
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục