Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021 – 2022 được Mầm Non Ánh Dương đăng tải trong bài viết dưới đây.
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD bao gồm 6 đề thi có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 luyện tập, ôn lại những phần còn chưa nắm chắc để chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2021 – 2022
Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 10 môn GDCD – Đề 1
SỞ GD & ĐT …
TRƯỜNG THPT …. |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ II
Năm: 2021 -2022 Lớp 10 MÔN: GDCD Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Em hãy chọn một đáp án đúng nhất trong những câu sau đây
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?
A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.
B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.
D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
Câu 2. Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào không tồn tại khách quan ?
A. Từ trường trái đất
B. Ánh sáng
C. Mặt trời
D. Diêm vương
Câu 3. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào ?
A. Hoá học
B. Vật lý
C. Cơ học
D. Xã hội
Câu 4. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. Bảng đen và phấn trắng
B. Thước dài và thước ngắn
C. Mặt thiện và ác trong con người.
D. Cây cao và cây thấp.
Câu 5. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.
B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
Câu 6. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014
B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.
C. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn
D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận
Câu 7: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:
A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được
C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn
D. Tích luỹ dần dần
Câu 8. Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội
A. Cách mạng kĩ thuật
B. Cách mạng xã hội
C. Cách mạng xanh
D. Cách mạng trắng
Câu 9: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?
A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.
C. Con người làm ra lịch sử của chính mình.
D. Chúa tạo ra con người.
Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?
A. Tôn trọng pháp luật
B. Trung thành với lãnh đạo
C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào
D. Trung thành với mọi chế độ
Câu 11. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người
B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao
C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người
D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn
Câu 12. Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lờ đi coi như không biết
B. Quay clip tung lên mạng xã hội
C. Cãi nhau với người bị đổ xe
D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ
Câu 13. B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Không phải việc của mình nên lờ đi
B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook.
C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B
D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
Câu 14. Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay?
A. Quan tâm đến mọi người xung quanh
B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ
C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc
D. Không giúp đỡ người bị nạn
Câu 15. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm?
A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng
B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém
C. Xả rác không đúng nơi quy định
D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời
Câu 16. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?
A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc
B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản của người khác
C. Giúp người già neo đơn
D. Vứt rác bừa bãi
Câu 17: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói về vấn đề gì?
A. Hợp tác.
B. Đoàn kết.
C. Nhân nghĩa.
D. Hòa nhập.
Câu 18. Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập?
A. Làm việc có kế hoạch.
B. Làm việc nghiêm túc.
C. Hợp tác.
D. Làm việc khoa học.
Câu 19. Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn Hoa sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của Hoa, em có thể khuyên Hoa như thế nào cho phù hợp?
A. Hoa cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.
B. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.
C. Nên sống hòa nhập với mọi người, Hoa sẽ được mọi người yêu quý.
D. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
Câu 20: Nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là:
A. Hôn nhân giữa một nam và một nữ
B. Hôn nhân đúng pháp luật
C. Hôn nhân phải đúng lễ nghi, đúng pháp luật giữa một nam và một nữ
D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng
Câu 21. Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng
A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.
B. Thuận vợ,thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn.
C. Chồng em áo rách em thương.
D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.
Câu 22. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?
A. Duy trì nòi giống.
B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
C. Tổ chức đời sống gia đình.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 23: Nơi đăng ký kết hôn là:
A. Khu phố ,thôn ấp nơi hai người yêu nhau sinh sống
B. Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống
C. Toà án nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống
D. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai người yêu nhau sinh sống
Câu 24. Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động,nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học.
B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia.
C. Khuyên các không nên nên tham gia.
D. Chế giễu những bạn tham gia.
Câu 25. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm?
A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng
B. Bán hàng đúng giá cả thị trường
C. Giúp đỡ người nghèo
D. ủng hộ đồng bào lũ lụt
Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 10 môn GDCD – Đề 2
SỞ GD & ĐT …
TRƯỜNG THPT …. |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ II
Năm: 2021 -2022 Lớp 10 MÔN: GDCD Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Em hãy chọn một đáp án đúng nhất trong những câu sau đây
Câu 1. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là:
A. Quan niệm sống của con người.
B. Cách sống của con người.
C. Thế giới quan.
D. Lối sống của con người.
Câu 2. Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do:
A. Chúng luôn luôn vận động
B. Chúng luôn luôn biến đổi
C. Chúng đứng yên
D. Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng
Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến
B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
Câu 4. Dựa vào quy luật lượng – chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ?
A. Do không hòa hợp được về văn hóa
B. Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực
C. Trình độ của các cô dâu Việt Nam còn thấp
D. Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?
A. Đầu tư tiền sinh lãi
B. Lai giống lúa mới
C. Gạo đem ra nấu cơm
D. Sen tàn mùa hạ
Câu 6. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
D. Cái răng cái tóc là góc con người
Câu 7. Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng
A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.
B. Thuận vợ,thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn.
C. Chồng em áo rách em thương
. D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.
Câu 8. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do…” là thể hiện mục tiêu xây dựng:
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Con người mới
C. Tư tưởng mới
D. Văn hóa mới
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình?
A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày
B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền
D. Công cha như núi Thái Sơn
Câu 10. Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Học sinh chưa làm ra tiền nên không đóng góp
B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường
C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp
D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều
Câu 11. Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của
A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp thống trị
C. Tầng lớp tri thức
D. Tầng lớp doanh nhân
Câu 12. Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Giúp người phụ nữ xách đồ
B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình.
C. Đứng nhìn người phụ nữ đó
D.Làm quen với người phụ nữ đó .
Câu 13. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản?
A. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác
C. Lễ phép với thầy cô
D. Chào hỏi người lớn tuổi
Câu 14: Hãy chọn cặp từ đúng với phần chấm lửng(……) Trong văn bản dưới đây:
“Để trở thành người có lương tâm, đối với mọi người, cần phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cá nhân theo………..(1) ….tiến bộ, cách mạng, biến ý thức đạo đức thành ….(2)…. đạo đức trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.”
A. (1) tư tưởng – (2) thói quen
B. (1) tư tưởng – (2) tình cảm
C. (1) quan niệm – (2) ý thức
D. (1) quan điểm – (2) thói quen
Câu 15: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người:
A. Gắp lửa bỏ tay người
B. Chia ngọt sẻ bùi
C. Tối lửa tắt đèn có nhau
D. Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, lễ cưới của hai người yêu nhau là:
A. Một sự kiện trọng đại của hai vợ chồng
B. Một điều kiện bắt buộc theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
C. Một thủ tục pháp lý chứng minh hai người yêu nhau chính thức là vợ chồng
D. Một thủ tục mang tính truyền thống, không bắt buộc phải có, cho nên tổ chức trang trọng, vui vẻ nhưng phải tiết kiệm, không phô trương tốn kém
Câu 17. Năm học nào bạn Hà cũng đạt Học sinh Giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong lớp. vì cho rằng mình học giỏi rồi nên Hà không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
A. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa.
B. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn.
C. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác.
D. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi.
Câu 18. Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Lòng thương người.
B. Nhân nghĩa.
C. Biết ơn.
D. Nhân đạo.
Câu 19: Tình yêu chân chính diễn ra theo những giai đoạn nào?
A.Tình yêu – gia đình – hôn nhân hạnh phúc
B.Tình yêu – hôn nhân – gia đình hạnh phúc
C.Gia đình hạnh phúc – hôn nhân – tình yêu
D.Hôn nhân – tình yêu – gia đình hạnh phúc
Câu 20: Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất
A. Đạo đức cá nhân.
B. Đạo đức xã hội.
C. Cá tính con người.
D. Nhân cách con người.
Câu 21. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?
A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động.
B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi.
C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
Câu 22. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm?
A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc
B. Vui vẻ khi bài kiểm tra đạt điểm cao
C. Giúp người già neo đơn
D. Vứt rác bừa bãi
Câu 23. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.
B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định
C. Xung phong tham gia và vận động các bạn cùng tham gia
D. Lờ đi, coi như không biết.
Câu 24. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?
A. Học tập để trở thành người lao động mới
B. Tham gia bảo vệ môi trường
C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS
D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại
Câu 25. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn
D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.
……………………………………………..
Đề kiểm tra giữa học kì II lớp 10 môn GDCD – Đề 3
Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 10
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Nội dung 1: Quan niệm về đạo đức và một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (4 tiết) | Quan niệm về đạo đức | Nhận biết:
– Nêu được thế nào là đạo đức. Thông hiểu: Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Vận dụng: Phân biệt được các hành vi thực hiện đúng và sai các chuẩn mực đạo đức xã hội. Vận dụng cao: Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện các chuẩn mực đạo đức. |
5 | 4 |
1* |
1**
|
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học | Nhận biết:
– Nêu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Thông hiểu: Hiểu được nội dung của phạm trù nhân phẩm và danh dự. Vận dụng: Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân. Vận dụng cao: Biết đưa ra cách giải quyết các tình huống đạo đức trong thực tiễn. |
6 | 4 | ||||
2 | Nội dung 2: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (2 tiết) | Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình | Nhận biết:
– Nêu được thế nào là tình yêu và gia đình. – Biết được những nội dung của chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay. Thông hiểu: – Hiểu được các chức năng của gia đình. – Hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình. Vận dụng: – Đánh giá được những quan điểm, cách nhìn nhận sai lệch của thanh niên hiện nay về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Vận dụng cao: Đấu tranh, phê phán những quan điểm sai lệch trong tình yêu, hôn nhân và gia đình. |
5 | 4 | ||
Tổng
|
16 | 12 | 1 | 1 |
Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 10 – Đề 3
SỞ GD&ĐT……..
TRƯỜNG THPT ……….
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: GDCD 10 Thời gian làm bài: 45 phút; |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm):
Câu 1: Quan niệm nào dưới đây bàn về danh dự, nhân phẩm?
A. Trong ấm ngoài êm.
B. Ngọc nát còn hơn ngói lành.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 2: Giá trị làm người của mỗi con người chính là
A. lương thiện.
B. lương tâm.
C. nhân phẩm.
D. nghĩa vụ.
Câu 3: Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. danh dự.
B. nhân phẩm.
C. lương tâm.
D. nghĩa vụ.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
A. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện.
B. Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
C. Đạo đức giúp cá nhân có thêm nhiều tình yêu đối với Tổ quốc.
D. Đạo đức giúp con người thỏa mãn những nguyện vọng của mình.
Câu 5: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn nhân phẩm của con người?
A. Có chí thì nên.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 6: Đạo đức và pháp luật có điểm chung nào sau đây?
A. chịu sự tác động của dư luận xã hội.
B. đều mang tính bắt buộc chung.
C. đều tham gia điều chỉnh hành vi con người.
D. mỗi cá nhân đều phài tự giác thực hiện .
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chế độ hôn nhân nước ta hiện nay?
A. Một vợ một chồng.
B. Vợ chồng bình đẳng.
C. Môn đăng hộ đối.
D. Hôn nhân tự nguyện.
Câu 8: Pháp luật qui định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?
A. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 9: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và quan hệ gắn bó với nhau bởi hai mối cơ bản nào sau đây?
A. quan hệ tình cảm và quan hệ tình yêu.
B. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. quan hệ tình yêu và quan hệ hôn nhân
Câu 10: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
A. Trạng thái thanh thản và cắn rứt.
B. Trong sáng vô tư và thương cảm, ái ngại.
C. Trạng thái thanh thản và sung sướng.
D. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức.
Câu 11: Đối với gia đình, đạo đức được coi là
A. nền tảng của hạnh phúc gia đình.
B. cơ sở tồn tại của gia đình.
C. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc.
D. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tình yêu chân chính?
A. Chân thành, tin cậy.
B. Giàu lòng vị tha.
C. Hòa hợp, đồng cảm.
D. Vụ lợi, toan tín.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người?
A. Có chí thì nên.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
Câu 14: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác là khái niệm nào sau đây?
A. Lương tâm.
B. Danh dự
C. Nhân phẩm.
D. Nghĩa vụ.
Câu 15: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với
A. tiêu chuẩn của xã hội.
B. quan niệm đạo đức của từng gia đình.
C. tiêu chuẩn của mỗi người.
D. quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
Câu 16: Qúa đề cao cái tôi cá nhân, nên thường có thái độ giận dỗi khi bị ai đó góp ý là người có lòng?
A. tự trọng.
B. tự ái.
C. danh dự.
D. nhân phẩm.
Câu 17: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. cưỡng chế.
B. tự giác.
C. áp đặt.
D. bắt buộc.
Câu 18: Câu nào dưới đây nói về việc giữ gìn danh dự của con người?
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Phép vua thua lệ làng.
C. Sông có khúc, người có lúc.
D. Cóc chết ba năm quay đầu về núi.
Câu 19: Quan niệm nào dưới đây vẫn còn phù hợp với nền đạo đức tiến bộ trong xã hội ta hiện nay?
A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
B. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Kính trên nhường dưới.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của hôn nhân tiến bộ?
A. Dựa trên lợi ích kinh tế.
B. Dựa trên tình yêu chân chính.
C. Tự do kết hôn đúng pháp luật.
D. Tự do ly hôn.
Câu 21: Việc làm nào sau đây thể hiện một người biết coi trọng danh dự của mình?
A. Biết cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết.
B. Biết giành lợi ích cho riêng mình.
C. Biết làm giàu bằng mọi cách.
D. Biết tìm hạnh phúc cho riêng mình.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.
B. Góp phần hoàn thiện nhân cách con
người.
C. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Giúp mọi người chú ý đến mình.
Câu 23: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình là người có lòng
A. tự ái.
B. tự tin.
C. tự trọng.
D. tự ti.
Câu 24: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
A. gia đình.
B. dòng họ.
C. bản thân.
D. xã hội.
Câu 25: Câu nào sau đây nói lên tình cảm anh chị em trong gia đình ?
A. Tre già măng mọc.
B. Môi hở, răng lạnh.
C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
D. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
Câu 26: Quan hệ hôn nhân và gia đình được thể hiện qua câu thành ngữ nào dưới đây?
A. Của bền tại người.
B. Ăn hiền ở lành.
C. Của chồng công vợ.
D. Năng nhặt chặt bị.
Câu 27: Câu tục ngữ nào sau đây bàn về danh dự?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Bỏ của chạy lấy người.
C. Cọp chết để da, người chết để tiếng.
D. Gắp lửa bỏ tay người.
Câu 28: Hành vi nào sau đây là thực hiện đạo đức?
A. Quyên góp ủng hộ miền Trung.
B. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
C. Viết đơn xin nghỉ học gửi cô chủ nhiệm.
D. Dừng xe khi có tín hiệu đèn đỏ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm):
Câu 29 (1 điểm): Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, nói về phạm trù cơ bản nào của đạo đức học và hiểu biết của em về phạm trù đó , em có nhận xét gì về cách sống này?
Câu 30 (2 điểm): Nếu bạn thân của em là một người vụ lợi trong tình yêu, luôn đặt mục đích vật chất lên trên hết khi yêu một ai đó và “sống thử” trước khi kết hôn em sẽ khuyên bạn mình như thế nào ? Vì sao?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 10
I. TRẮC NGHIỆM
1B
2C 3D 4D 5D 6C 7C |
8B
9B 10A 11A 12D 13C 14A |
15D
16B 17B 18A 19D 20A |
21A
22B 23C 24D 25B 26C 27C 28A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 29 ( 1 điểm)
|
Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, nói về phạm trù cơ bản nào của đạo đức học và hiểu biết của em về phạm trù đó , em có nhận xét gì về cách sống này | 1 |
– Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và xã hội | 0,25 | |
– Cơ sở của ý thức nghĩa vụ là ý thức của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích của người khác, vì vậy khi sống theo phương châm “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là thiếu ý thức nghĩa vụ, thể hiện lối sống thiếu ý thức cộng đồng | 0,25 | |
– Lối sống ấy trong những hoàn cảnh cụ thể có lúc sẽ gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và cho chính bản thân người đó. Chẳng hạn khi cuộc sống của họ gặp phải khó khăn thì họ sẽ không nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người xung quanh, cuộc sống đơn độc, buồn tẻ… | 0,25 | |
– Cần phê phán và khắc phục lối sống này | 0,25 | |
Câu 30 ( 2 điểm) |
Nếu bạn thân của em là một người vụ lợi trong tình yêu, luôn đặt mục đích vật chất lên trên hết khi yêu một ai đó và “sống thử” trước khi kết hôn em sẽ khuyên bạn mình như thế nào ? Vì sao?. | 2 |
Học sinh bày tỏ được thái độ không đồng tình trước những hành vi vụ lợi trong tình yêu, sống thử trước khi kết hôn. |
0,25 |
|
-“ Sống thử” là sống với nhau như vợ chồng khi chưa đăng ký kết hôn | 0,25 | |
– Vụ lợi trong tình yêu là luôn đặt lợi ích vật chất lên trên hết | 0,25
|
|
– Đưa ra cho bạn thân mình những lời khuyên nhủ, phân tích những hậu quả từ tình yêu vụ lợi vì tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người, giúp bạn của mình thay đổi quan niệm và hành vi trong tình yêu | 0,25 | |
– Quan hệ tình dục trước hôn nhân
+ Lối sống chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình |
0,25
|
|
+ Gây có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai nhiều lần ảnh hưởng cơ quan sinh sản gây vô sinh về sau | 0,25
|
|
+ Có thể lây truyền các bệnh qua đường tình dục : lậu, giang mai, AIDS… | 0,25 | |
– Chúng ta cần đấu tranh phê phán những hành vi sai lầm này. | 0,25 |
………………………………………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục