Giáo dục

10 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 Văn 10 năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 10 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn học sinh tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, đề thi học kì 1 môn Sinh học 10, đề thi học kì 1 môn Hóa học 10, đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi học kì 1 Văn 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

This post: 10 Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 Văn 10 năm 2022 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10

SỞ GD&ĐT …….

TRƯỜNG THPT……….

 

KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: //2021

Mức độ /

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
I. Đọc –hiểu Tác giả,tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm,thể loại Nắm được nội dung các chi tiết trong văn bản Nhận xét về giá trị nội dung trong văn bản
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5 đ

5%

1

0,5 đ

5 %

1

1 đ

10 %

3 câu

2,0 đ

20 %

II. Làm văn NLXH Viết được đoạn văn NLXH 1 câu

2,0 đ

20%

Tự sự (biểu cảm) Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm( hoặc bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả) 1 câu

6,0 đ

60%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2 câu

7,0 đ

70 %

2 câu

7,0 đ

70%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ

      5câu

10 điểm

100 %

Đề thi học kì 1 Văn 10

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói :

-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

-Xin xét lại , lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói :

-Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày”

(Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Từ “ phải” trong văn bản có ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”?

B. PHẦN LÀM VĂN: (8 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người.

Câu 2. Nghị luận văn học: (6 điểm)

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU :

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt tự sự

Câu 2(0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có nghĩa là : số tiền bỏ ra phải gấp đôi

Câu 3 (1 điểm): “Phải” một là lẽ phải, cái đúng

“Phải” hai : bắt buộc, là số tiền cần phải có

Nghệ thuật : chơi chữ

B. PHẦN LÀM VĂN TỰ SỰ (8 điểm):

1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 100 chữ

– Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

+ Nhường nhịn được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày.

+ Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.

+ Nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau.

+ Người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình “một điều nhịn là chín điều lành”. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.

2. Nghị luận văn học: (6 điểm) Văn Biểu cảm

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn biểu cảm

– Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có chính kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

– Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

– Tấm tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ,…

– Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống “Mẹ ghẻ con chồng”.

– Nhưng đôi khi ta lại lại bắt gặp hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động.

– Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

– Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình, không cần Bụt, Tiên nữa.

– Hình ảnh cô Tấm giúp phần nào phản ánh được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

* Lưu ý:

– Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

– Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

Đề thi học kì 1 Văn 10 năm 2022 – Đề 2

Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Văn 10

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3

Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?

Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh – ga – po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma – lai – xi – a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, …. Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau

(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)

b.Thực hiện các yêu cầu sau:

1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(1,0 điểm)

2.Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0 điểm)

3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì đối với hiện tượng được đề cập đến? (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”(Bảo kính cảnh giới – bài 43)

Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II- Văn học thế kỉ X- thế kỉ XVII)

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận

-Điểm 1: Trả lời đúng theo cách trên

-Điểm 0:Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2.Văn bản trên tác giả đề cập đếnvấn đề : xin đừng lãng phí nước

Mỗi học sinh có thể đặt nhan đề khác nhau miễn là phù hợp với nội dung văn bản.

-Điểm 1: Đặt nhan đề phù hợp

-Điểm 0: Đặt nhan đề không phù hợp nội dung hoặc không đặt được nhan đề

Câu 3. Thái độ của tác giả đối với hiện tượng được đề cập đến là:lo lắng, trăn trở , kêu gọi hành động.

-Điểm 1: Trả lời đúng ý trên

-Điểm 0,5: Trả lời chưa đầy đủ

-Điển 0: Trả lời sai hoặc chưa trả lời

Phần II. Làm văn(7 điểm)

Hướng dẫn chấm.

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để làm rõ vẻ đẹp của đoạn thơ trên cơ sở định hướng của đề ra. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.

2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:

*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận

* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:

-Tâm hồn yêu thiên nhiên; tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống…(Dẫn chứng)

-Tấm lòng ưu ái với dân, với nước…(Dẫn chứng)

-Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi từ những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn. Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích. Sử dụng từ láy độc đáo, dùng những động từ mạnh…

* Đán giá chung

B. Biểu điểm:

-Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt.

-Điểm 4-5:Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt.

-Điểm 3-3,5 : Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên, còn mắc khá nhiều lỗi về diễn đạt.

-Điểm 1: Bài làm sai lạc về kiến thức và kĩ năng hoặc diễn đạt lủng củng, tối nghĩa.

-Điểm 0: Không làm bài.

Lưu ý chung: Người chấm không đếm ý cho điểm, cần dựa vào tổng thể bài viết của học sinh để cân nhắc và cho điểm hợp lí.

………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung đề thi học kì 1 Văn 10

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button