Giáo dục

Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

viet doan van trinh bay huong hanh dong cua em sau khi hoc bai duc tinh gian di cua bac ho

This post: Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

3 đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
 

1. Đoạn văn 1

Bác Hồ – vị cha già đáng kính của dân tộc với nhiều vẻ đẹp đáng trân quý và đức tình giản dị là một trong số đó. Đức tính giản dị ấy của Bác được thể hiện rõ nét qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và từ đó gợi lên trong mỗi người chúng ta nhiều bài học. Trước hết, mỗi người cần hình thành cho mình lối sống giản dị trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, từ bữa ăn đến những vật dụng cần thiết. Trong cách ăn uống, không nên lãng phí, đòi hỏi những món ăn “sơn hào hải vị”. Trong sinh hoạt, cần biết tiết kiệm, chỉ mua những món đồ khi thực sự cần thiết chứ không nên chạy theo xu thế hay đua đòi để bằng bạn bằng bè. Giản dị chính là một đức tính giản dị của con người, nó không những không làm mất đi giá trị của bản thân mà còn giúp mỗi người tỏa sáng, được sống là chính mình.

2. Đoạn văn 2

Trong “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã thể hiện một cách rõ nét sự giản dị của Bác và từ đó đã thúc giục mỗi người học tập theo tấm gương của Bác. Có thể thấy, sự giản dị của Bác thể hiện rõ cả trong quan hệ của Bác với mọi người. Là một Chủ tịch nước, song Bác luôn quan tâm, gần gũi và thân thiện với mọi người. Bởi vậy, đối với mỗi người chúng ta cũng cần phải biết sống quan tâm đến người khác, không được dựa dẫm, ỷ lại vào những người xung quanh, việc gì mình tự làm được thì phải cố gắng hết sức để làm. Thêm vào đó, phải sống chan hòa với tất cả mọi người xung quanh nhất là những người có số phận bất hạnh, kém may mắn hơn mình. Chỉ khi chúng ta sống giản dị, biết quan tâm và sẻ chia với những người xung quanh thì ta mới nhận được sự yêu thương, quý mến của họ.

3. Đoạn văn 3

Bác Hồ vẫn luôn được biết đến là tấm gương sáng về sự giản dị và vẻ đẹp ấy đã được tác giả Phạm Văn Đồng làm rõ qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Bác Hồ giản dị cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong cách làm việc, trong quan hệ với những người xung quanh và cả trong cách nói, viết. Hiểu về lối sống giản dị của Bác đã gợi lên trong chúng ta những định hướng đúng đắn, phù hợp. Bản thân mỗi người cần xác định được hoàn cảnh, điều kiện của bản thân để có những sự lựa chọn phù hợp về điều kiện sống, không được ăn chơi đua đòi. Cùng với đó, phải luôn biết quan tâm, yêu thương và san sẻ với những người xung quanh mình bằng những hành động ý nghĩa và thiết thực. Thêm vào đó, cũng cần trau dồi cách sử dụng từ ngữ của bản thân để có thể sử dụng phù hợp với ngữ cảnh. Giản dị là một đức tính quý báu, vì vậy, mỗi người cần tự giác rèn luyện và cố gắng để đạt được nó.

—————–HẾT——————–

Để thấy được những đức tính đáng quý của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, các em có thể khám phá thêm qua bài: Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ hay bài Phân tích bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button