Giáo dục

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Công Hoan

Nguyên Hồng

Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Công Hoan để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Công Hoan

This post: Tiểu sử nhà văn Nguyễn Công Hoan

Nhà văn hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6-3-1903 tại Tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) mèo (Quý Mão 1903). Nguyễn Công Hoan xếp hạng nổi tiếng thứ 13045 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan bắt đầu sáng tác khi ông chưa được 20 tuổi. Tác phẩm đầu tay của ông mang tên “Kiếp hồng nhan” được viết năm 1920. Tác phẩm này được Tản Đà thư điếm và cho xuất bản năm 1923.

Năm 1927, ông viết tác phẩm Kép Tư Bền, đến năm 1935 thì tác phẩm được xuất bản. Sau khi tác phẩm này được công chúng biết đến liền gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài tranh luận của hai quan điểm nghệ thuật lúc bấy giờ.

Từ năm 1945-1950, nhà văn Nguyễn Công Hoan tham gia viết báo cho các tờ báo như: Quân nhân học báo, báo Giáo dục nhân dân. Ông còn là nhà biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam, dùng cho lớp 7 hệ 9 năm.

Sau năm 1954, Nguyễn Công Hoan đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên từ năm 1957-1958 . Ông còn là ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).

Ngày 6 tháng 6 năm 1977, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã qua đời.

Giải thưởng và vinh danh:

  • Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
  • Năm 1936, truyện dài “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan đã được soạn giả nổi tiếng Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.
  • Nhà văn Nguyễn Công Hoan là một trong số nhân vật Việt Nam có mặt trong cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960.
  • Tên tuổi của ông sau này đã được đặt tên cho những con đường như con đường Nguyễn Công Hoan tại hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Nguyễn Công Hoan ở phường Bắc Lý. Tên ông được đặt tên trường Trường THPT Nguyễn Công Hoan tại Hưng Yên.

Những tác phẩm chính:

  • Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923)
  • Răng con chó của nhà tư sản (truyện ngắn, 1929; đăng Annam tạp chí số 23 năm 1931 với nhan đề Răng con vật nhà tư bản)
  • Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
  • Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
  • Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931)
  • Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
  • Xin chữ cụ nghè (truyện ngắn, 1932)
  • Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)
  • Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
  • Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
  • Cô làm công (tiểu thuyết, 1936)
  • Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
  • Vợ (truyện ngắn, 1937)
  • Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
  • Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939)
  • Phành phạch (truyện ngắn, 1939)
  • Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)
  • Nông dân và địa chủ (truyện ngắn, 1955)
  • Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
  • Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn 1930 (1960)
  • Hỗn canh hỗn cư (truyện dài, 1961)
  • Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
  • Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
  • Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nhà xuất bản. Văn học, 1983 – 1986)

Nguyễn Công Hoan thời trẻ

Nhà văn Nguyễn Công Hoan sinh ra trong một gia đình nhà nho làm quan. Từ bé, ông đã thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại.

Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Ông về dạy học ở nhiều tỉnh như: Hải Dương, Lào Cai, Nam Định…

Nhà văn Nguyễn Công hoan từng gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, làm giám đốc trường Văn hóa quân nhân và chủ nhiệm kiêm biên tập tờ Quân nhân học báo.

Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button