Kết bài truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt
This post: Kết bài truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt
Kết bài truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt
1. Kết bài số 1:
Vở kịch “Hồn Trương ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ xây dựng và phát triển dựa trên nội dung của một câu chuyện dân gian cùng tên, tuy nhiên bằng tài năng cùng sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, con người, Lưu Quang Vũ thông qua bi kịch “sống không được là mình” của nhân vật Trương Ba, ông đã gửi gắm vào đó biết bao quan niệm nhân sinh sâu sắc, đó là sự trăn trở, suy tư về mối quan hệ giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa vật chất và tinh thần trong xã hội hiện đại. Để được sống hạnh phúc con người cần phải hòa hợp được những phần đối lập ấy, cần mạnh mẽ đấu tranh để chiến thắng những cám dỗ tầm thường.
2. Kết bài số 2:
Không chỉ có cốt truyện hấp dẫn, cách xây dựng, dẫn dắt tình tiết, xung đột kịch tài tình mà giá trị lớn nhất làm nên giá trị, sức sống của “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong làng kịch cũng như trong đời sống con người còn bởi ý nghĩa triết lí sâu sắc. Qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đặt ra vấn đề về những đối lập trong cùng một con người, và làm thế nào để con người có được hạnh phúc trọn vẹn? Nếu nhân vật Trương Ba lựa chọn cái chết để được sống là mình trọn vẹn, vậy thì trong cuộc sống, đứng trước nhu cầu vật chất mang tính bản năng và lí tưởng, nguyên tắc sống của mình, con người cần phải làm gì? Đây là trăn trở được đặt ra trong vở kịch và cũng là vấn đề đáng suy ngẫm cho mỗi con người trong xã hội hiện đại này.
3. Kết bài số 3:
Thông qua bi kịch sống “bên ngoài một đằng bên trong một nẻo” và bi kịch bị từ chối của Trương Ba, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã tái hiện được mâu thuẫn, xung đột trong chính bản thân con người, đó là cái bất đồng giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần, qua đó gửi gắm thông điệp: Để được sống hạnh phúc, con người cần biết dung hòa được nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, được sống là điều quý giá nhưng được sống là mình, sống theo những lí tưởng, nguyên tắc tốt đẹp của mình còn quý giá hơn.
4. Kết bài số 4:
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt kết thúc ở chi tiết Trương Ba trả lại xác hàng thịt cho hồn người hàng thịt, trả một anh hàng thịt toàn vẹn cho vợ anh ta, còn bản thân mình thì từ biệt người thân để về với cõi vĩnh hằng. Có thể nói vở kịch có kết thúc không hoàn hảo nhưng lại là kết thúc hợp lí nhất cho tất cả các nhân vật, Trương Ba từ chối cơ hội được sống nhưng lại được sống là mình trọn vẹn. Qua câu chuyện về Trương Ba, Lưu Quang Vũ cũng đã khéo léo gửi gắm thông điệp: Sự sống của con người chỉ thực sự ý nghĩa nếu chúng ta biết hòa hợp giữa thể xác và tinh thần, giữa con người bên trong và con người bên ngoài, và trong cuộc sống có nhiều biến động, con người cần có ý thức đấu tranh với nghịch cảnh, đấu tranh với con người tầm thường, nhỏ bé trong mình để hướng đến những giá trị tinh thần tốt đẹp.
————————–HẾT——————————–
Trên đây là một số cách viết Kết bài cho đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, để củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 12 có liên quan khác mà Mầm Non Ánh Dương đã đăng tải như: Mở bài truyện Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)