Giáo dục

Đo độ dài: Đơn vị đo độ dài là gì? Dụng cụ đo độ dài (chiều dài) là gì? – Vật lý 6 bài 1

Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây, mà đôi khi hai người đo lại cho cho ra kết quả khác nhau. Để khỏi tranh cãi, thì họ cần thống nhất với nhau điều gì?

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị đo độ dài (chiều dài) là gì? dụng cụ đo độ dài là gì? giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo độ dài là gì?

This post: Đo độ dài: Đơn vị đo độ dài là gì? Dụng cụ đo độ dài (chiều dài) là gì? – Vật lý 6 bài 1

I. Đơn vị đo độ dài

1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài

– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (ký hiệu: m).

– Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là:

 Đề-xi-mét (dm): 1m = 10dm

 Xen-ti-mét (cm): 1m = 100cm

 Mi-li-mét (mm): 1m = 1000mm

→ Như vậy, ta có: 1m = 10dm = 100cm = 1000mm

– Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là:

 Ki-lô-mét (km): 1km = 1000m

 hay: 1m = 0,001km

Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1nas ≈ 9461 tỉ km.

2. Ước lượng độ dài

– Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn và dùng thước kiểm tra lại.

– Ước lượng độ dài gang tay bằng 11cm và dùng thước kiểm tra lại.

II. Đo độ dài

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài

– Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đô và độ chia nhỏ nhất của thước.

– Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước (ví dụ thước kẻ các em thường dùng trong lớp có giới hạn đo thường là 20cm hoặc 30cm).

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước (ví dụ các thước đo các em thường dùng trong lớp có ĐCNN là 1mm).

Đo chiều dài, độ dài bằng thước cuộn và thước thẳng Vật lý 6 bài 1Đo độ dài bằng thước cuộn và thước thẳng

* Ví dụ: Cách dùng thước đo chiều dài (độ dài)

 Đo chiều rộng của sách vật lý 6: dùng thước có GHĐ 20cm; ĐCNN: 1mm

 Đo chiều dài của sách vật lý 6: dùng thước có GHĐ 30cm; ĐCNN: 1mm

 Đo chiều dài bạn học: dùng thước có GHĐ 2m; ĐCNN: 1cm

2. Đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp,…

Thí dụ, như để đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách chúng ta có thể dùng 1 thước dây, và thước kẻ học sinh.

Hy vọng với bài viết về Đo độ dài: Đơn vị đo độ dài là gì? Dụng cụ đo độ dài (chiều dài) là gì? ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Mầm Non Ánh Dươngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button