Giáo dục

Thính giác là gì? Những vấn đề liên quan đến thính giác

Thính giác đi liền với con người từ lúc chúng ta được sinh ra, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về âm thanh, cách hệ thính giác vận hành cũng như nguyên nhân gây ra một số bệnh về thính giác. Bài viết sau đây của trường Mầm Non Ánh Dương sẽ giải thích thính giác là gì? Những căn bệnh liên quan đến thính giác, mời các bạn cùng theo dõi!

Thính giác là gì?

Khái niệm cơ bản về âm thanh, tai và thính giác | Vinmec

This post: Thính giác là gì? Những vấn đề liên quan đến thính giác

Thính giác là một trong năm giác quan. Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ như tai. “Khiếm thính” hay “điếc” là khi không có khả năng nghe.

Ở con người và các động vật có xương sống khác, việc nghe được thực hiện chủ yếu bởi hệ thính giác: các dao động được tai phát hiện và chuyển thành các xung thần kinh mà bộ não thu nhận. Cũng như xúc giác, thính giác đòi hỏi sự nhạy cảm đối với chuyển động của các phân tử trong thế giới bên ngoài cơ thể. Cả thính giác và xúc giác đều là các loại cảm giác cơ học (mechanosensation)

Không phải mỗi loài động vật đều nghe được tất cả các loại âm thanh. Mỗi loài có một khoảng nghe được của độ to (cường độ) và độ cao (tần số) của âm thanh. Nhiều động vật sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau, đối với các loài này, thính giác có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc sống còn và sinh sản.

Con người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Âm thanh với tần số cao hơn được gọi là siêu âm, thấp hơn là hạ âm. Một số loài dơi phát sóng siêu âm và nghe phản xạ để xác định địa hình và chướng ngại vật trong khi bay. Chó có thể nghe được siêu âm, đó chính là nguyên tắc hoạt động của còi chó mà con người không nghe thấy tiếng. Rắn nghe được hạ âm bằng bụng. Cá voi, hươu cao cổ và voi giao tiếp bằng sóng hạ âm.

Mất thính lực (điếc tai) | Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Hệ thống thính giác ngoại vi chịu trách nhiệm về các quá trình sinh lý của thính giác. Đây là những quy trình cho phép tiếp nhận những âm thanh và chuyển đổi nó thành các xung điện có thể được gửi đến não thông qua các dây thần kinh thính giác.

Thính giác ngoại vi là tai. Tai của con người được chia thành ba phần:

  • Tai ngoài, là các kênh năng lượng âm thanh.
  • Tai giữa, trong đó chuyển đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng cơ học, truyền – và khuếch đại đến tai trong.
  • Tai trong, thực hiện công việc chuyển đổi cuối cùng của năng lượng cơ học thành các xung điện.

Hệ thống thính giác trung tâm bao gồm: 30.000 tế bào thần kinh được tạo thành dây thần kinh thính giác và truyền xung điện để não để xử lý, và vùng bộ não dành riêng cho việc xử lý tín hiện. Thông qua các dây thần kinh thính giác, não nhận được thông tin có chứa kiểu mẫu đặc trưng của mỗi âm thanh và so sánh với những khác biệt được lưu trữ trong bộ nhớ (kinh nghiệm quá khứ) để nhận dạng chúng. Mặc dù các thông tin nhận được không tương ứng với các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ, bộ não cũng cố gắng để thích ứng với một mô hình được biết đến với những người xem xét mà bạn mong muốn. Nếu nó không thể tìm thấy một mô hình tương tự như thông tin nhận được, bộ não có hai lựa chọn: nó từ chối hoặc lưu trữ. Nếu lưu trữ, sẽ tạo ra một mô hình mới có thể được so sánh.

Cơ chế hoạt động để tai nghe được

Cấu trúc giải phẫu của hệ thính giác vô cùng phức tạp, nhưng được chia thành 2 phần là “ngoại biên” và “trung tâm”.

Tai có cấu tạo và chức năng như thế nào? - Máy trợ thính châu âu - Tải sách truyện Pdf & Ứng dụng APK Android

Hệ thính giác ngoại biên được chia thành 3 phần như sau:

  • Phần tai ngoài: Bao gồm vành tai, ống tai và màng nhĩ.
  • Tai giữa: Đây là một khoang chứa khí nhỏ, gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa nối liền với màng nhĩ, cửa ngõ ra tai ngoài; xương đe là xương nhỏ nhất trong cơ thể, đi liền với tai trong; còn xương bàn đạp nằm trong một cửa sổ, có màng bao để phân cách tai giữa và ốc tai trong.
  • Phần tai trong: Bộ phận này giúp tai nghe được âm thanh và giữ thăng bằng. Cơ quan thính giác được gọi là ốc tai, do có hình dạng giống vỏ ốc. Ốc tai chứa hàng ngàn tế bào thính giác, kết nối với hệ thính giác trung tâm bằng dây thần kinh thính giác. Ốc tai chứa một loại dịch đặc biệt, có vai trò quan trọng cho chức năng thính giác.

Hệ thính giác trung tâm bao gồm:

  • Dây thần kinh thính giác.
  • Đường dẫn phức tạp tinh tế đến thân não, tiến tới vỏ não thính giác.

Chúng ta nghe thấy âm thanh như thế nào?

Sinh lý học của thính giác cũng giống như giải phẫu của nó, vô cùng phức tạp, nên cách dễ hiểu nhất là tìm hiểu về vai trò của mỗi bộ phận trong hệ thính giác.

Sóng âm, thực chất là những rung động trong không khí xung quanh chúng ta, được vành tai ở hai bên đầu thu nhận và rót vào ống tai. Những sóng âm này làm màng nhĩ rung lên. Màng nhĩ cực kì nhạy cảm với những rung động âm thanh trong ống tai, nó có thể phát hiện những âm thanh mờ nhạt, cũng như tái tạo lại những mô hình rung động âm thanh phức tạp nhất.

12 Mẹo Bảo Vệ Thính Giác Đơn Giản Mà Hiệu QuảViet Nam Travel Belarus

Những rung động của màng nhĩ do sóng âm dịch chuyển xương búa, xương đe và xương bàn đạp tại tai giữa để chuyển động âm thanh đến ốc tai trong. Quá trình này diễn ra nhờ xương bàn đạp. Khi xương bàn đạp rung lên, nó làm cho dịch tại ốc tai trong di chuyển dạng sóng, kích hoạt các tế bào lông tí hon.

Đặc biệt, tế bào lông trong ốc tai được phân công nhiệm vụ phản ứng lại nhiều loại âm thanh khác nhau, theo tần độ và tần suất. Những âm bổng sẽ kích thích tế bào lông tại phần dưới, trong khi âm trầm kích thích tại phần trên của ốc tai. Ngoài ra, khi mỗi tế bào lông phát hiện chức năng nó đảm nhận thì sẽ tạo ra xung thần kinh di chuyển theo dây thần kinh thính giác.

Những xung thần kinh này theo một lộ trình phức tạp đến thân não, trước khi vào điểm đến là trung tâm thính giác của não bộ (vỏ não thính giác). Đây là nơi những dòng xung thần kinh được “phiên dịch” thành những âm thanh có nghĩa. Tất cả những quá trình này diễn ra rất nhanh, ngay sau khi sóng âm vừa vào ống tai.

Điều gì sẽ xảy ra khi thính giác có vấn đề?

Thính giác tốt khi cấu tạo của hệ thính giác phối hợp một cách bình thường, âm thanh có thể truyền qua những bộ phận khác nhau từ tai đến não mà không bị méo mó. Nếu một bộ phận nào đó trong tai xảy ra vấn đề thì thính giác sẽ bị ảnh hưởng, mức độ tùy vào vị trí tổn thương.

Bác sĩ chuyên khoa thính giác – Việc làm ngành Y và kỹ năng làm việc

Nếu bạn gặp phải vấn đề ở tai ngoài hoặc tai giữa thì sự truyền tải âm thanh vào ốc tai trong không hiệu quả, khiến bạn nghe không đủ to. Ví dụ, nút ráy tai trong ống tai hay thủng màng nhĩ là những trường hợp mất thính giác dẫn truyền, do rung động âm thanh không được dẫn truyền thành công. Ốc tai vẫn hoạt động bình thường nhưng không thể nhận âm thanh đầy đủ qua kết nối với tai giữa.

Trường hợp ốc tai trong và não bị tổn thương tế bào lông tinh tế, dây thần kinh thính giác, hay dị dạng đường dẫn truyền âm đến não thì lộ trình qua tai ngoài và tai giữa vẫn bình thường, nhưng sau khi sóng âm đến ốc tai lại không được truyền đi như bình thường.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây mất thính giác nhưng tiếp xúc với tiếng ồn vượt mức hay lão hoá là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Triệu chứng phổ biến của mất thính giác là nghe không rõ, khó hiểu ngôn ngữ trong môi trường tiếng ồn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu ù tainghe kémmất thính lực đột ngột, có âm thanh lạ hoặc có những bất thường khác về tai thì người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị.

Hiện nay, Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những địa chỉ uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng trong khám và điều trị các bệnh lý, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội – ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Không chỉ có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất trong quá trình thăm khám, điều trị tại Bệnh viện.

Đo thính giác là gì?

Đo thính giác là trình bày biểu đồ minh họa khả năng nghe khả dụng của một người và mức độ nghe kém ở mỗi bên tai của người đó. Các con số của biểu đồ thính lực dao động trong khoảng từ 125 đến 8000 Hz. Trong khi kiểm tra thính lực, các chuyên viên sẽ mở một âm thanh với một tần số thích hợp nào đó, ở cùng một thời điểm. Âm thanh nhỏ nhất mà người ta nghe được ở mỗi tần số sẽ được đánh dấu trên thính lực đó cùng với cường độ, đây là “ngưỡng nghe”.

Đo Thính Lực

Âm thanh được đo bằng chu kỳ mỗi giây. Đơn vị đo cho âm là Hertz (Hz). Âm trầm thấp đo được khoảng 50 Hz. Con người có thể thấy âm thanh trong khoảng 20 – 20. 000 Hz. Lời nói con người có thể nghe thấy âm thanh trong khoảng 50 – 3.000 Hz.

Bệnh thần kinh thính giác là gì?

Bệnh thần kinh thính giác là một rối loạn thính giác, trong đó âm thanh đi vào tai trong bình thường nhưng việc truyền tín hiệu từ tai trong đến não bị suy giảm.

Chữa u dây thần kinh số 8 như thế nào? | Vinmec

Bệnh thần kinh thính giác là gì?

Bệnh thần kinh thính giác là một rối loạn thính giác, trong đó âm thanh đi vào tai trong bình thường nhưng việc truyền tín hiệu từ tai trong đến não bị suy giảm. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Số lượng người bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh thính giác chưa được biết, nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến một tỷ lệ tương đối nhỏ những người bị điếc hoặc nghe kém.

Người bị bệnh thần kinh thính giác có thể nghe bình thường, hoặc nghe kém từ nhẹ đến nặng, họ luôn có khả năng nhận biết lời kém, nghĩa là họ có vấn đề rất rõ về hiểu lời. Thường việc nhận biết lời kém hơn mức độ giảm thính lực. Ví dụ: Một người bị bệnh thần kinh thính giác có thể có khả năng nghe các âm thanh, nhưng sẽ luôn có khó khăn trong việc nhận biết các từ được nói ra. Với những người này âm thanh có thể đưa vào dần và dường như không đồng bộ.

Nguyên nhân bệnh thần kinh thính giác là gì?

Mặc dù bệnh thần kinh thính giác chưa được hiểu rõ hoàn toàn, các nhà khoa học tin rằng có thể có nhiều hơn một nguyên nhân đưa đến tình trạng này. Trong một số trường hợp, có thể do hư hại các tế bào lông là các tế bào cảm giác đặc ở tai trong có nhiệm vụ truyền thông tin về các âm thanh thông qua hệ thống thần kinh đến não. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm các lỗi kết nối giữa các tế bào lông bên trong và thần kinh dẫn từ tai trong đến não, hoặc chính thần kinh bị hư hỏng. Trong một số trường hợp nguyên nhân có thể là sự kết hợp của những vấn đề này. Mặc dù tế bào lông ngoài – gần và nhiều hơn so với tế bào lông trong – nói chung dễ bị tổn thương hơn so với các tế bào lông trong, các tế bào lông ngoài có vẻ hoạt động bình thường ở những người bị bệnh thần kinh thính giác.

Bệnh thần kinh thính giác có tốt hơn hoặc xấu hơn không?

Một số trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán với bệnh thần kinh thính giác cải thiện và bắt đầu nghe và nói chuyện trong vòng một hoặc hai năm. Một số trẻ khác vẫn ở nguyên tình trạng, trong khi một số tình trạng tồi tệ hơn và có các dấu hiệu các tế bào lông bên ngoài không còn chức năng (otoacoustic emissions). Ở người lớn bị bệnh thần kinh thính giác, thính giác có thể vẫn ổn định, dao động lên xuống, hoặc dần dần xấu đi, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Các điều trị, thiết bị và những phương pháp khác nào có thể giúp người bị bệnh thần kinh thính giác giao tiếp?

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả cho những người bị bệnh thần kinh thính giác. Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực thính giác có các ý kiến khác nhau về  những lợi ích tiềm năng của máy nghe, cấy ốc tai điện tử, và các công nghệ khác cho những người bị bệnh thần kinh thính giác. Một số chuyên gia báo cáo rằng máy nghe và các thiết bị nghe cá nhân như hệ thống FM (frequency modulation = FM) có ích cho một số trẻ em và người lớn bị bệnh thần kinh thính giác. Ốc tai điện tử (thiết bị điện tử bù đắp cho các phần bị hư hỏng hoặc không làm việc của tai trong) cũng có thể giúp một số người bị bệnh thần kinh thính giác. Tuy nhiên, không có test hiện đang có sẵn để xác định xem một người có thần kinh thính giác có thể được hưởng lợi từ máy nghe hay từ cấy ốc tai.

Video về thính giác

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã hiểu được thế nào là thính giác và biết cách phát hiện, chữa trị các bệnh liên quan đến thính giác. Chúc các bạn sức khoẻ!

Thính giác đi liền với con người từ lúc chúng ta được sinh ra, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về âm thanh, cách hệ thính giác vận hành cũng như nguyên nhân gây ra một số bệnh về thính giác. Bài viết sau đây của trường Mầm Non Ánh Dương sẽ giải thích “thính giác” là gì? Những căn bệnh liên quan đến thính giác, mời các bạn cùng theo dõi! “Thính giác” là gì? Thính giác là một trong năm giác quan. Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ như tai. “Khiếm thính” hay “điếc” là khi không có khả năng nghe. Ở con người và các động vật có xương sống khác, việc nghe được thực hiện chủ yếu bởi hệ thính giác: các dao động được tai phát hiện và chuyển thành các xung thần kinh mà bộ não thu nhận. Cũng như xúc giác, thính giác đòi hỏi sự nhạy cảm đối với chuyển động của các phân tử trong thế giới bên ngoài cơ thể. Cả thính giác và xúc giác đều là các loại cảm giác cơ học (mechanosensation) Không phải mỗi loài động vật đều nghe được tất cả các loại âm thanh. Mỗi loài có một khoảng nghe được của độ to (cường độ) và độ cao (tần số) của âm thanh. Nhiều động vật sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau, đối với các loài này, thính giác có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc sống còn và sinh sản. Con người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Âm thanh với tần số cao hơn được gọi là siêu âm, thấp hơn là hạ âm. Một số loài dơi phát sóng siêu âm và nghe phản xạ để xác định địa hình và chướng ngại vật trong khi bay. Chó có thể nghe được siêu âm, đó chính là nguyên tắc hoạt động của còi chó mà con người không nghe thấy tiếng. Rắn nghe được hạ âm bằng bụng. Cá voi, hươu cao cổ và voi giao tiếp bằng sóng hạ âm. Hệ thống thính giác ngoại vi chịu trách nhiệm về các quá trình sinh lý của thính giác. Đây là những quy trình cho phép tiếp nhận những âm thanh và chuyển đổi nó thành các xung điện có thể được gửi đến não thông qua các dây thần kinh thính giác. Thính giác ngoại vi là tai. Tai của con người được chia thành ba phần: Tai ngoài, là các kênh năng lượng âm thanh. Tai giữa, trong đó chuyển đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng cơ học, truyền – và khuếch đại đến tai trong. Tai trong, thực hiện công việc chuyển đổi cuối cùng của năng lượng cơ học thành các xung điện. Hệ thống thính giác trung tâm bao gồm: 30.000 tế bào thần kinh được tạo thành dây thần kinh thính giác và truyền xung điện để não để xử lý, và vùng bộ não dành riêng cho việc xử lý tín hiện. Thông qua các dây thần kinh thính giác, não nhận được thông tin có chứa kiểu mẫu đặc trưng của mỗi âm thanh và so sánh với những khác biệt được lưu trữ trong bộ nhớ (kinh nghiệm quá khứ) để nhận dạng chúng. Mặc dù các thông tin nhận được không tương ứng với các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ, bộ não cũng cố gắng để thích ứng với một mô hình được biết đến với những người xem xét mà bạn mong muốn. Nếu nó không thể tìm thấy một mô hình tương tự như thông tin nhận được, bộ não có hai lựa chọn: nó từ chối hoặc lưu trữ. Nếu lưu trữ, sẽ tạo ra một mô hình mới có thể được so sánh. Cơ chế hoạt động để tai nghe được Cấu trúc giải phẫu của hệ thính giác vô cùng phức tạp, nhưng được chia thành 2 phần là “ngoại biên” và “trung tâm”. Hệ thính giác ngoại biên được chia thành 3 phần như sau: Phần tai ngoài: Bao gồm vành tai, ống tai và màng nhĩ. Tai giữa: Đây là một khoang chứa khí nhỏ, gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa nối liền với màng nhĩ, cửa ngõ ra tai ngoài; xương đe là xương nhỏ nhất trong cơ thể, đi liền với tai trong; còn xương bàn đạp nằm trong một cửa sổ, có màng bao để phân cách tai giữa và ốc tai trong. Phần tai trong: Bộ phận này giúp tai nghe được âm thanh và giữ thăng bằng. Cơ quan thính giác được gọi là ốc tai, do có hình dạng giống vỏ ốc. Ốc tai chứa hàng ngàn tế bào thính giác, kết nối với hệ thính giác trung tâm bằng dây thần kinh thính giác. Ốc tai chứa một loại dịch đặc biệt, có vai trò quan trọng cho chức năng thính giác. Hệ thính giác trung tâm bao gồm: Dây thần kinh thính giác. Đường dẫn phức tạp tinh tế đến thân não, tiến tới vỏ não thính giác. Chúng ta nghe thấy âm thanh như thế nào? Sinh lý học của thính giác cũng giống như giải phẫu của nó, vô cùng phức tạp, nên cách dễ hiểu nhất là tìm hiểu về vai trò của mỗi bộ phận trong hệ thính giác. Sóng âm, thực chất là những rung động trong không khí xung quanh chúng ta, được vành tai ở hai bên đầu thu nhận và rót vào ống tai. Những sóng âm này làm màng nhĩ rung lên. Màng nhĩ cực kì nhạy cảm với những rung động âm thanh trong ống tai, nó có thể phát hiện những âm thanh mờ nhạt, cũng như tái tạo lại những mô hình rung động âm thanh phức tạp nhất. Những rung động của màng nhĩ do sóng âm dịch chuyển xương búa, xương đe và xương bàn đạp tại tai giữa để chuyển động âm thanh đến ốc tai trong. Quá trình này diễn ra nhờ xương bàn đạp. Khi xương bàn đạp rung lên, nó làm cho dịch tại ốc tai trong di chuyển dạng sóng, kích hoạt các tế bào lông tí hon. Đặc biệt, tế bào lông trong ốc tai được phân công nhiệm vụ phản ứng lại nhiều loại âm thanh khác nhau, theo tần độ và tần suất. Những âm bổng sẽ kích thích tế bào lông tại phần dưới, trong khi âm trầm kích thích tại phần trên của ốc tai. Ngoài ra, khi mỗi tế bào lông phát hiện chức năng nó đảm nhận thì sẽ tạo ra xung thần kinh di chuyển theo dây thần kinh thính giác. Những xung thần kinh này theo một lộ trình phức tạp đến thân não, trước khi vào điểm đến là trung tâm thính giác của não bộ (vỏ não thính giác). Đây là nơi những dòng xung thần kinh được “phiên dịch” thành những âm thanh có nghĩa. Tất cả những quá trình này diễn ra rất nhanh, ngay sau khi sóng âm vừa vào ống tai. Điều gì sẽ xảy ra khi thính giác có vấn đề? Thính giác tốt khi cấu tạo của hệ thính giác phối hợp một cách bình thường, âm thanh có thể truyền qua những bộ phận khác nhau từ tai đến não mà không bị méo mó. Nếu một bộ phận nào đó trong tai xảy ra vấn đề thì thính giác sẽ bị ảnh hưởng, mức độ tùy vào vị trí tổn thương. Nếu bạn gặp phải vấn đề ở tai ngoài hoặc tai giữa thì sự truyền tải âm thanh vào ốc tai trong không hiệu quả, khiến bạn nghe không đủ to. Ví dụ, nút ráy tai trong ống tai hay thủng màng nhĩ là những trường hợp mất thính giác dẫn truyền, do rung động âm thanh không được dẫn truyền thành công. Ốc tai vẫn hoạt động bình thường nhưng không thể nhận âm thanh đầy đủ qua kết nối với tai giữa. Trường hợp ốc tai trong và não bị tổn thương tế bào lông tinh tế, dây thần kinh thính giác, hay dị dạng đường dẫn truyền âm đến não thì lộ trình qua tai ngoài và tai giữa vẫn bình thường, nhưng sau khi sóng âm đến ốc tai lại không được truyền đi như bình thường. Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây mất thính giác nhưng tiếp xúc với tiếng ồn vượt mức hay lão hoá là hai nguyên nhân thường gặp nhất. Triệu chứng phổ biến của mất thính giác là nghe không rõ, khó hiểu ngôn ngữ trong môi trường tiếng ồn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu ù tai, nghe kém, mất thính lực đột ngột, có âm thanh lạ hoặc có những bất thường khác về tai thì người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị. Hiện nay, Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những địa chỉ uy tín, được đông đảo khách hàng tin tưởng trong khám và điều trị các bệnh lý, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội – ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Không chỉ có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất trong quá trình thăm khám, điều trị tại Bệnh viện. Đo thính giác là gì? Đo thính giác là trình bày biểu đồ minh họa khả năng nghe khả dụng của một người và mức độ nghe kém ở mỗi bên tai của người đó. Các con số của biểu đồ thính lực dao động trong khoảng từ 125 đến 8000 Hz. Trong khi kiểm tra thính lực, các chuyên viên sẽ mở một âm thanh với một tần số thích hợp nào đó, ở cùng một thời điểm. Âm thanh nhỏ nhất mà người ta nghe được ở mỗi tần số sẽ được đánh dấu trên thính lực đó cùng với cường độ, đây là “ngưỡng nghe”. Âm thanh được đo bằng chu kỳ mỗi giây. Đơn vị đo cho âm là Hertz (Hz). Âm trầm thấp đo được khoảng 50 Hz. Con người có thể thấy âm thanh trong khoảng 20 – 20. 000 Hz. Lời nói con người có thể nghe thấy âm thanh trong khoảng 50 – 3.000 Hz. Bệnh thần kinh thính giác là gì? Bệnh thần kinh thính giác là một rối loạn thính giác, trong đó âm thanh đi vào tai trong bình thường nhưng việc truyền tín hiệu từ tai trong đến não bị suy giảm. Bệnh thần kinh thính giác là gì? Bệnh thần kinh thính giác là một rối loạn thính giác, trong đó âm thanh đi vào tai trong bình thường nhưng việc truyền tín hiệu từ tai trong đến não bị suy giảm. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Số lượng người bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh thính giác chưa được biết, nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến một tỷ lệ tương đối nhỏ những người bị điếc hoặc nghe kém. Người bị bệnh thần kinh thính giác có thể nghe bình thường, hoặc nghe kém từ nhẹ đến nặng, họ luôn có khả năng nhận biết lời kém, nghĩa là họ có vấn đề rất rõ về hiểu lời. Thường việc nhận biết lời kém hơn mức độ giảm thính lực. Ví dụ: Một người bị bệnh thần kinh thính giác có thể có khả năng nghe các âm thanh, nhưng sẽ luôn có khó khăn trong việc nhận biết các từ được nói ra. Với những người này âm thanh có thể đưa vào dần và dường như không đồng bộ. Nguyên nhân bệnh thần kinh thính giác là gì? Mặc dù bệnh thần kinh thính giác chưa được hiểu rõ hoàn toàn, các nhà khoa học tin rằng có thể có nhiều hơn một nguyên nhân đưa đến tình trạng này. Trong một số trường hợp, có thể do hư hại các tế bào lông là các tế bào cảm giác đặc ở tai trong có nhiệm vụ truyền thông tin về các âm thanh thông qua hệ thống thần kinh đến não. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm các lỗi kết nối giữa các tế bào lông bên trong và thần kinh dẫn từ tai trong đến não, hoặc chính thần kinh bị hư hỏng. Trong một số trường hợp nguyên nhân có thể là sự kết hợp của những vấn đề này. Mặc dù tế bào lông ngoài – gần và nhiều hơn so với tế bào lông trong – nói chung dễ bị tổn thương hơn so với các tế bào lông trong, các tế bào lông ngoài có vẻ hoạt động bình thường ở những người bị bệnh thần kinh thính giác. Bệnh thần kinh thính giác có tốt hơn hoặc xấu hơn không? Một số trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán với bệnh thần kinh thính giác cải thiện và bắt đầu nghe và nói chuyện trong vòng một hoặc hai năm. Một số trẻ khác vẫn ở nguyên tình trạng, trong khi một số tình trạng tồi tệ hơn và có các dấu hiệu các tế bào lông bên ngoài không còn chức năng (otoacoustic emissions). Ở người lớn bị bệnh thần kinh thính giác, thính giác có thể vẫn ổn định, dao động lên xuống, hoặc dần dần xấu đi, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các điều trị, thiết bị và những phương pháp khác nào có thể giúp người bị bệnh thần kinh thính giác giao tiếp? Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả cho những người bị bệnh thần kinh thính giác. Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực thính giác có các ý kiến khác nhau về những lợi ích tiềm năng của máy nghe, cấy ốc tai điện tử, và các công nghệ khác cho những người bị bệnh thần kinh thính giác. Một số chuyên gia báo cáo rằng máy nghe và các thiết bị nghe cá nhân như hệ thống FM (frequency modulation = FM) có ích cho một số trẻ em và người lớn bị bệnh thần kinh thính giác. Ốc tai điện tử (thiết bị điện tử bù đắp cho các phần bị hư hỏng hoặc không làm việc của tai trong) cũng có thể giúp một số người bị bệnh thần kinh thính giác. Tuy nhiên, không có test hiện đang có sẵn để xác định xem một người có thần kinh thính giác có thể được hưởng lợi từ máy nghe hay từ cấy ốc tai. Video về thính giác Kết luận Hy vọng rằng bài viết trên đây đã hiểu được thế nào là thính giác và biết cách phát hiện, chữa trị các bệnh liên quan đến thính giác. Chúc các bạn sức khoẻ!

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button