Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 10 được biên soạn theo hình thức cả trắc nghiệm và tự luận, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đồng thời đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 10 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như ma trận đề thi giữa kì 2 môn Toán 10, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10, đề thi giữa học kì 2 tiếng Anh 10.

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lý 10 năm 2021

TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tổng
      Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH
      Số CH Số CH Số CH Số CH TN TL
1 Các định luật bảo toàn 1.1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng 1 1 2
  1.2. Công và công suất 1 1 1 2  
  1.3. Động năng; Thế năng; Cơ năng 2 1 1 3  
2 Chất khí Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí.

Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ.

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

5 1 1 6 1
Tổng   9 3 3   12 3
Tỉ lệ chung %   30 70 100

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý 10

Câu 1. Động lượng được tính bằng

A. N/s

B. N.s

C. N.m

D. N.m/s

Câu 2. Chọn đáp án đúng. Động năng của một vật tăng khi

A. gia tốc của vật a > 0.

B. vận tốc của vật v > 0.

C. gia tốc của vật tăng.

D. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử

A. Chuyển động không ngừng.

B. Giữa các phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 4. Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?

A. Đường hypebol.

B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.

D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.

Câu 5. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của

A. lực và quãng đường đi được.

B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.

C. năng lượng và khoảng thời gian.

D. lực và khoảng thời gian.

Câu 6. Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?

A. p1V2 = p2V1

B. p/V = hằng số

C. pV = hằng số

D. V/p = hằng số

Câu 7. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích (V)

B. Khối lượng (m)

C. Áp suất (p)

D. Nhiệt độ tuyệt đối (T)

Câu 8. Chọn đáp án đúng. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN

A. động năng tăng.

B. thế năng giảm.

C. cơ năng cực đại tại N.

D. cơ năng không đổi.

Câu 9. Biểu thức tính thế năng đàn hồi?

A. W_{t}=k Delta l

B. W_{t}=frac{1}{2} k Delta l

C. W_{t}=frac{1}{2} k(Delta l)^{2}

D. W_{t}=k(Delta l)^{2}

Câu 10. Tìm câu sai.

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.

D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 11. Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái khí lí tưởng.

A. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.

B. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.

C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển.

D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn.

Câu 12. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.

B. Viên đạn đang bay.

C. Búa máy đang rơi xuống.

D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm). Tác dụng lực không đổi 150 N theo phương hợp với phương ngang 300 vào một vật khối lượng 80 kg làm vật chuyển động được quãng đường 20 m. Tính công của lực tác dụng.

Câu 2 (2 điểm). Một vật có khối lượng m = 0,5 kg chuyển động với vận tốc v = 7,2 m/s. Tìm động năng của vật.

Câu 3 (3 điểm). Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1 atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 10

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án B D C B A C B D C B A D

II. TỰ LUẬN

Câu Đáp án Điểm
1 Công của lực tác dụng là:

mathrm{A}=mathrm{Fscos} alpha=150.20 cdot cos 30^{circ}=2598(J)

2 điểm
2 Động năng của vật là:

mathrm{W}_{mathrm{a}}=frac{1}{2} mathrm{mv}^{2}=frac{1}{2} cdot 0,5.7,2=1,8(J)

2 điểm
3 mathrm{p}_{1} mathrm{~V}_{1}=mathrm{p}_{2} mathrm{~V}_{2} Rightarrow mathrm{V}_{1}=frac{mathrm{p}_{2} mathrm{~V}_{2}}{mathrm{p}_{1}}=frac{25.20}{1}=500(l) 3 điểm

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Vật lý 10

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button