Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo (5 môn)

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo gồm 7 đề thi của 5 môn: Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Toán 6.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để soạn đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Đồng thời, cũng giúp các em luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để ôn thi giữa học kỳ II đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mầm Non Ánh Dương:

This post: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo (5 môn)

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 môn Công nghệ 6

STT NỘI DUNGKIẾN THỨC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC % TỔNG ĐIỂM
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO
Số câu Thời gian Số câu Thời gian Số câu Thời gian Số câu Thời gian

1

Chủ đề:

trang phục và thời trang.

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

3

3

1

1

10

1

20%

Bài 9.Trang phục và thời trang.

2

3

1

1

10%

Bài 10. Lựa chọn trang phục.

1

3

1

18

1

40%

Bài 11. Bảo quản trang phục

1

1

1

TỔNG

7

12

phút

4

24,0

phút

3

10,0 phút

2

5,0 phút

TỶ LỆ %

30%

40%

20%

10%

100%

Bảng đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6

TT NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA SỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

Chủ đề nhà ở

Bài 8: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Nhận biết:

– Trình bày được nguồn gốc và đặc điểm của một số loại vải thường trong may mặc.

Thông hiểu:

– Nhận biết được một số loại vải thường dùng trong may mặc bằng các phương pháp: vò vải, thấm nước.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

3

1

1

1

Bài 9.Trang phục và thời trang.

Nhận biết:

– Nhận biết được vai trò và sự đa dạng của trang phục trong cuộc sống.

Thông hiểu:

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về thời trang, nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

2

1

1

Bài 10. Lựa chọn trang phục.

Nhận biết:

– Nêu được các phương pháp lựa chọn trang phục.

Thông hiểu: – Giải thích được vì sao phải lựa chọn và sử dụng trang phục hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.

Vận dụng: – Lựa chọn và sử dụng được trang phục phù hợp với đặc điểm, sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

1

1

1

Bài 11. Bảo quản trang phục

Nhận biết:

– Biết cách bảo quản trang phục đúng cách để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.

Thông hiểu:

– HS có khả năng bảo quản trang phục hợp lí.

Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn

1

1

1

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2021 – 2022

Trường THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài 45 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm):

Câu 1. Vải sợi hóa học được sản xuất từ:

A. Sợi thực vật (sợi lanh, sợi bông..)
B. Một số chất hóa học lấy từ tre, gỗ, nứa, than đá, dầu mỏ…
C. Sợi động vật( lông cừu, tơ tằm…)
D. Sợi tơ sen, lông cừu.

Câu 2: Cây bông dùng để dệt ra vải sợi nào?

A. Vải sợi len
B. Vải sợi bông (cotton)
C. Vải sợi tổng hợp
D. Vải sợi nhân tạo

Câu 3: Cách phân biệt một số loại vải là:

A. Vò vải
B. Vò vải, đốt sợi vải.
C. Đốt sợi vải.
D. Vò vải, đốt sợi vải, nhúng nước hoặc đọc thành phần sợi vải.

Câu 4. Phân loại trang phục theo công dụng bao gồm

A. Trang phục mặc hàng ngày, trang phục lễ hội, trang phục thể thao, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục biểu diễn.
B. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục trung niên; trang phục mặc thường ngày.
C. Trang phục trẻ em, trang phục thanh niên, trang phục mùa lạnh; trang phục người cao tuổi.
D. Trang phục trẻ em, trang phục nam, trang phục trung niên; trang phục người cao tuổi.

Câu 5. Một số phong cách thời trang phổ biến là

A. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách lãng mạn.
B. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
C. Phong cách cổ điển, phong cách dân gian, phong cách lãng mạn.
D. Phong cách cổ điển, phong cách thể thao, phong cách dân gian.

Câu 6. Bền, đẹp, giặt mau khô, không bị nhàu, mặc không thoáng mát là tính chất của loại vải nào

A. Vải sợi hóa học
B. Vải sợi thiên nhiên
C. Vải sợi pha
D. Vải sợi tổng hợp

Câu 7. Hãy cho biết, trang phục nào sau đây thuộc phong cách dân gian?

A. Đồng phục thể thao mùa hè.
B. Váy dạo phố
C. Áo dài tết
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Đối với người có vóc dáng cao, gầy cần lựa chọn trang phục có họa tiết như thế nào?

A. Có dạng kẻ sọc ngang hoặc họa tiết lớn.
B. Có dạng kẻ sọc dọc nhỏ hoặc họa tiết nhỏ
C. Có dạng kẻ sọc dọc hoặc họa tiết vừa
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Hãy cho đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vải sợi tự nhiên?

A. Mặc thoáng mát
B. Thấm mồ hôi tốt
C. Ít bị nhàu
D. Thân thiện với môi trường

Câu 10. Theo em, trang phục trong cuộc sống được đánh giá như thế nào?

A. Đa dạng
B. Phong phú
C. Phong phú và đa dạng
D. Rất ít loại.

Câu 11. Trang phục theo phong cách cổ điển có màu sắc như thế nào?

A. Đa dạng, mang màu sắc văn hóa truyền thống.
B. Thường sử dụng màu trầm, màu trung tính.
C. Đa dạng, thường sử dụng màu mạnh, tươi sáng.
D. Thường sử dụng các loại màu nhẹ, màu rực rỡ.

Câu 12. Trang phục theo phong cách lãng mạn có màu sắc như thế nào?

A. Đa dạng, mang màu sắc văn hóa truyền thống.
B. Thường sử dụng màu trầm, màu trung tính.
C. Đa dạng, thường sử dụng màu mạnh, tươi sáng.
D. Thường sử dụng các loại màu nhẹ, màu rực rỡ.

II. Tự luận: (7điểm)

Câu 1: Em thường bảo quản trang phục của mình như thế nào?

Câu 2. Vì sao quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm?

Câu 3. Theo em, phong cách thời trang nào phù hợp với lứa tuổi học sinh?

Câu 4. Hãy tự xác định vóc dáng của em và lựa chọn màu vải, họa tiết phù hợp với vóc dáng của mình.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2021 – 2022

Câu Nội dung Điểm

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

3 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

B

D

A

B

D

C

A

C

C

B

D

II. Tự luận

7 điểm

Câu 1

Quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm vì:

Loại vải này có đặc điểm là thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt, an toàn và thân thiện với môi trường.

Câu 2

Theo em, phong cách thời trang dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 3

Em thường bảo quản trang phục của mình bằng cách giặt tay thông thường, để phơi khô tự nhiên, là phẳng và treo lên mắc.

HS Có thể trình bày đáp án khác.

Câu 4

Vóc dáng em cao, gầy nên em sẽ lựa chọn :

– Màu vải: Màu sáng như trắng, hồng nhạt

– Họa tiết: Họa tiết lớn

HS Có thể trình bày đáp án khác.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Mức độ thấp Mức độ cao

I. Đọc- hiểu:

Ngữ liệu: Thơ 6 chữ

– Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt.

– Chỉ ra được một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ

– Xác định nghĩa của từ

– Kể ra được những bài thơ cũng chủ đề.

– Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc.

– Giải thích được nghĩa của từ.

– Hiểu được tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3 (C1, 1/2 C2, 1/2 C3, C5)

3

30 %

2 (1/2 C2, 1/2 C3, C4)

2

20%

5

5

50%

II. Làm văn

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10%

1

10%

2

20%

1

10%

1

5

50%

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

4

40%

3

30%

2

20%

1

10%

6

10

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ

– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

– Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 5(1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

Câu hỏi Nội dung Điểm
I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1

– Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0,5

0,5

Câu 2

– Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

“Con yêu mẹ bằng ông trời”

“Con yêu mẹ bằng Hà Nội”

“Các đường như giăng tơ nhện”

“Con yêu mẹ bằng trường học”

“Con yêu mẹ bằng con dế”

– Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ “ông trời”, “Hà Nội”, “trường học”, “con dế” và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

(Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)…

0,5

0,5

Câu 3

– Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

– Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

0,5

0,5

Câu 4

Trong bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.

1

Câu 5

Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: “Mẹ” – Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa; “Con nợ mẹ” – Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go)…

(HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

1

II. PHẦN LÀM VĂN

A. Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

– Độ dài khoảng 200 chữ.

– Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

– Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

I. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả và bài thơ

– Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

II. Thân đoạn:

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

+ Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

+ Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

+ Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

III. Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

– Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

*Cách cho điểm:

– Đạt 3.5 – 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

– Đạt 1.5 – 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

– Đạt 1.0 – 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

– Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

0,25

0,25

1

1

1

1

0,25

0,25

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề Nội dung Trắc nghiệm Tự luận Tổng số bài
NB TH Tổng số câu NB TH VD VDC

Chủ đề 4: một số vật liệu, nhiên liệu….

Một số lương thực, thực phẩm

Câu 1,2

Câu 3,4

4

Bài 1a

Bài 1b

Chủ đề 5: chất tinh khiết – hỗn hợp…

Chất tinh khiết – hỗn hợp

Nguyên liệu

Nhiên liệu

Câu 5,6

Câu 7,8

4

Bài 1c

1

Đa dạng thế giới sống.

Nấm

Câu 8, 9,10,12

Câu 11,13,14

12

2

Thực vật

Câu 15

16,19

Câu 17,18,20

Bài 2

Bài 3

Bài 2

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

Trường……………………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2021 – 2022
Môn KHTN 6 (Thời gian: 90 phút)

I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì.
D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo).
D. Vitamin.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
B. Cá là thực phẩm tự nhiên.
C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.
B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.
B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
C. thay đổi.
D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.
B. tập hợp các vật thể.
C. hỗn hợp.
D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc
B. Nấm mốc
C. Nấm đơn bào
D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương
B. Nấm men
C. Nấm cốc
D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường
B. Dương xỉ
C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo
B. Nơi ẩm ướt
C. Nơi thoáng đãng
D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào
B. Cây gọng vó
C. Cây tam thất
D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá

II. Tự luận

Bài 1: (2 đ)

a. Lương thực là gì?

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dụng?

c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bài 2: (2 đ)

Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh

Bài 3: (1 đ)

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

– Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D C A D D C A C D A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B B C D C B A B C D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1.

a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất. (1 đ)

Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

– Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)

– Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ độc, hoặc gây bệnh (0,25)

c. Ví dụ:

– Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,… (0,25)

– Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,… (0,25)

Bài 2.

TV có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống con người:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả…), (0,5)
  • Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng…), (0,25)
  • Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,….), (0,25)
  • Lấy gỗ (0,25)
  • Làm cảnh (sung, thông…)…, (0,25)

Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển, ven đê để:

  • Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)
  • Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)

Bài 3.

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)

Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2021 – 2022

Choose the word whose the underlined part is pronounced differently.

1. A. wife B. fine C. wine D. rich

2. A. girl B. fish C. live D. drink

3. A. marriage B. exam C. family D. national

4. A. teach B. heart C. peach D. team

Give the correct form of the word in bracket.

1. Yesterday was Monday. I (be)_______ at school.

2. (be)______ Nina and Sam strong this morning?

3. Phong (go)_______ to Phu Quoc island last Sunday.

4. (Lan do)_________ all her homework yesterday?

5. (be)_______ he free all day yesterday?

Choose the correct answer.

1. They had vanilla ice-cream as _______ after they dined in at a fancy restaurant.

A. dessert

B. lunch

C. dinner

D. breakfast

2. We eat three meals a day: _______________

A. Breakfast, tea time, dinner

B. Dinner, lunch, pizza

C. Breakfast, lunch, dinner

D. Lunch, tea time, dinner

3. Would you like ___________ glass of lemonade?

A. a

B. an

C. the

D. two

4. How ____________ money do you have?

A. many

B. a lot of

C. much

D. lots of

5. There _______ sand in my shoe.

A. are many

B. is many

C. are some

D. is some

Choose the best answer to complete the passage.

My favourite meal is breakfast. From Monday (1) ___ Friday I go to school early so I have a quick breakfast. I usually (2) ______ cereal with milk or sometimes I have toast and jam, but the weekend is different!

On Saturdays and Sundays, my dad (3) ______ an English breakfast for everyone in our family. A typical English breakfast is egg, bacon, sausages, tomatoes, mushrooms and baked beans (beans in tomato sauce). Then we have toast and jam. I (4) _______ orange juice and my mum and dad drink tea or coffee. I love breakfast on the weekend (5) _________ I have breakfast with my whole family.

A. to B. at C. between D. of

A. has B. having C. have D. to have

A. eats B. cooks C. takes D. makes

A. eat B. go C. drink D. do

A. but B. because C. so D. and

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 6 năm 2021 – 2022

Choose the word whose the underlined part is pronounced differently.

1 – D; 2 – A; 3 – A; 4 – B;

Give the correct form of the word in bracket.

1. Yesterday was Monday. I (be)____was___ at school.

2. (be)___Were___ Nina and Sam strong this morning?

3. Phong (go)___went____ to Phu Quoc island last Sunday.

4. (Lan do)___Did Lan do______ all her homework yesterday?

5. (be)___Was____ he free all day yesterday?

Choose the correct answer.

1 – A; 2 – C; 3 – A; 4 – C; 5 – D;

Choose the best answer to complete the passage.

1 – A; 2 – C; 3 – C; 4 – C; 5 – B;

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Kết quả của phép trừ frac{1}{27}-frac{1}{9}

A. frac{1}{27}-frac{1}{9}

B. frac{1}{27}-frac{3}{27}=frac{-2}{0}

C. frac{1}{27}-frac{3}{27}=frac{2}{27}

D. frac{1}{27}-frac{3}{27}=frac{1-3}{27}=frac{-2}{27}

Câu 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp thay vào chỗ ….để hoàn thành câu sau: Hình tạo thành bởi điểm A và một phần đường thẳng bị chia ra bởi A được gọi là một….

A. Tia

B. Đường thẳng

C. Điểm

D. Đoạn thẳng

Câu 3: Trong ba điểm thẳng hàng, có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại?

A. có vô số điểm.

B. có nhiều hơn hai điểm.

C. có không quá hai điểm.

D. có duy nhất một điểm.

Câu 4: Kết quả của phép nhân frac{-1}{4} cdot frac{1}{2}

A. frac{-1}{4} cdot frac{1}{2}

B. frac{-1}{4} cdot frac{1}{2}

C. frac{-1}{4} cdot frac{1}{2}

D. frac{-1}{4} cdot frac{1}{2}

Câu 5: Sau khi rút gọn tối giản phân số frac{4}{16}ta được phân số

A. frac{2}{8}

B. frac{4}{8}

C. frac{1}{4}

D. frac{1}{8}

Câu 6: Trong từ STUDENT có bao nhiêu chữ cái có trục đối xứng?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 7: Số đối của frac{-7}{8}

A. frac{8}{7}

B. frac{7}{8}

C. frac{7}{-8}

D. frac{-8}{7}

Câu 8: Các chữ cái in hoa trong từ TOAN, chữ nào sau đây có tâm đối xứng?

A. T

B. O

C. A

D. N

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 9: (2,0 điểm) Thực hiện phép tính sau:

a) -frac{5}{8} cdot frac{(-4)^{2}}{10}

b) frac{-2020}{2021} cdot frac{9}{11}+frac{-2020}{2021} cdot frac{2}{11}

c) frac{-5}{7} cdot frac{2}{11}+frac{-5}{7} cdot frac{9}{11}+frac{5}{7}

d) frac{-3}{8} cdot frac{1}{2}+frac{1}{6} cdot frac{-3}{8}+frac{1}{3}: frac{-8}{3}

Câu 10: (1,5 điểm) Tìm x biết

a) x-frac{-1}{5}=3+frac{-3}{2}

b) frac{1}{2}-left(x-frac{5}{11}right)=frac{-3}{4}

c) frac{3}{4}+left(frac{2}{5}-xright)=frac{1}{4}

Câu 11: (1,5 điểm) Mẹ cho Hà một số tiền đi mua đồ dùng học tập . Sau khi mua hết 24 nghìn tiền vở, 36 nghìn tiền sách, Hà còn lại frac{1}{3} số tiền. Vậy mẹ đã cho Hà số tiền là bao nhiêu?

Câu 12: (1,0 điểm) Tính giá trị của biểu thức A=frac{9}{1.2}+frac{9}{2.3}+frac{9}{3.4}+ldots+frac{9}{98.99}+frac{9}{99.100}

Câu 13: (1,0 điểm) Nhà An có một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 4m , chiều dài
6 m. An cần đắp bờ xung quanh ruộng. Hỏi An cần đắp bao nhiêu mét bờ?

Câu 14: (1,0 điểm)

Câu 14

a) Cho hình vẽ bên. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song?

b) Từ 4 hình tam giác vuông bằng nhau (hình minh họa phía dưới) ta có thể ghép thành bao nhiêu hình có trục đối xứng?

Câu 14

….

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button