Câu hỏi Tìm hiểu hoạt động công đoàn năm 2021
Cuộc thi “Tìm hiểu hoạt động Công đoàn” là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 89 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam. Dưới đây là Bộ câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu hoạt động công đoàn” năm 2021 dành cho các đơn vị, cá nhân, tập thể tham khảo nhằm giúp cho cuộc thi thành công tốt đẹp.
BỘ CÂU HỎI CUỘC THI “TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN” NĂM 2021
(Kèm theo Hướng dẫn số 487/HD-CĐDK ngày 16 tháng 7 năm 2021)
This post: Bộ câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu hoạt động công đoàn” năm 2021
Nội dung: Công tác ATVSLĐ; Công tác tổ chức
Phần 1: Công tác ATVSLĐ (từ câu 1 đến câu 42)
Câu 1: An toàn lao động được hiểu là:
a. An toàn lao động là giải pháp giải quyết hậu quả tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
b. An toàn lao động là giải pháp giải pháp giải quyết hậu quả tác động của các yếu tố có hại nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
c. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
d. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
Câu 2: Tai nạn lao động được hiểu là:
a. Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động
b. Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động
c. Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra tại nơi làm việc và trong thời giờ làm việc
d. Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
Câu 3: Bệnh nghề nghiệp được hiểu là:
a. Bệnh phát sinh do yếu tố nguy hiểm tác động đối với người lao động
b. Bệnh phát sinh do yếu tố có hại tác động đối với người lao động
c. Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động
d. Bệnh phát sinh do điều kiện lao động nguy hiểm của nghề nghiệp tác động đối với người lao động
Câu 4: Yếu tố nguy hiểm được hiểu là:
a. Yếu tố gây mất an toàn cho con người trong quá trình lao động
b. Yếu tố làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động
c. Yếu tố gây bệnh tật hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động
d. Yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
Câu 5: Khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình thì người lao động có quyền:
a. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động
b. Phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý
c. Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
d. Cả 3 đáp án a, b, c
Câu 6: Khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động:
a. Có nghĩa vụ lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở
b. Phải thỏa thuận, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở
c. Không cần tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở
d. Phải lấy ý kiến của người lao động
Câu 7: Khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm, tổ chức công đoàn:
a. Có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện
b. Có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện nếu được người lao động ủy quyền
c. Có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động khởi kiện nếu được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
d. Không có quyền đại diện cho người lao động khởi kiện
Câu 8: Khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm, tổ chức công đoàn:
a. Đương nhiên có quyền và trách nhiệm đại diện tập thể người lao động khởi kiện
b. Có quyền và trách nhiệm đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi tập thể lao động ủy quyền
c. Có quyền và trách nhiệm đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
d. Không có quyền và trách nhiệm đại diện tập thể người lao động khởi kiện
Câu 9: Trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, công đoàn cơ sở có quyền và trách nhiệm:
a. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động
b. Giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
c. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
d. Cả 3 đáp án a, b, c
Câu 10: Hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:
a. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
b. Không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường
c. Buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục
d. Cả 3 đáp án a, b, c
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, tai nạn lao động bao gồm những loại nào:
a. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ và tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng
b. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng và tai nạn lao động làm người lao động làm chết người lao động
c. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng và tai nạn lao động làm chết người lao động
d. Tai nạn lao động làm người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và tai nạn lao động làm người lao động làm người lao động bị chết
Câu 12: Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có điều kiện nào sau đây:
a. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
b. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
c. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
d. Cả ba đáp án a, b, c.
Câu 13: Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện:
a. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng
b. Trả bằng tiền thay cho hiện vật bồi dưỡng, thực hiện trong ca làm việc.
c. Trả bằng tiền thay cho hiện vật bồi dưỡng, thực hiện trong ngày làm việc.
d. Trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
Câu 14: Người lao động làm việc trong điều kiện lao động loại IV (nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì:
a. Được bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng mức 1: 10.000 đồng;
b. Được bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng mức 2: 15.000 đồng;
c. Được bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng mức 3: 20.000 đồng;
d. Được bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng mức 4: 25.000 đồng.
Câu 15: Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:
a. Trả bằng tiền thay cho hiện vật bồi dưỡng
b. Cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định
c. Trả bằng tiền thực hiện trong ngày làm việc hoặc trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng sau khi thỏa thuận, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở
d. Trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng
Câu 16: Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây:
a. Phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động
b. Dễ dàng trong sử dụng, bảo quản
c. Không gây tác hại khác
d. Cả ba đáp án a, b, c.
Câu 17: Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm những loại phương tiện nào sau đây:
a. Phương tiện bảo vệ: đầu, mắt, mặt, tay, chân, thân thể, thính giác, cơ quan hô hấp;
b. Phương tiện chống: ngã cao, điện giật, điện từ trường, chết đuối;
c. Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
d. Cả ba đáp án a, b, c.
Câu 18: Người lao động trong trường hợp nào dưới đây không thuộc trường hợp được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
a. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu, bụi và hóa chất độc hại,
b. Làm việc ở khu vực vùng sâu, vùng xa
c. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu (Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối; Các yếu tố sinh học độc hại khác)
d. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Câu 19: Thực hiện việc trang bị phương tiện bảo vệ các nhân cho người lao động được pháp luật quy định:
a. Thuộc về nghĩa vụ của người sử dụng lao động
b. Có thể cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
c. Có thể giao tiền cho người lao động tự đi mua
d. Có thể trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương)
Câu 20: Việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được pháp luật quy định:
a. Người lao động không phải trả tiền
b. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng
c. Phương tiện bảo vệ cá nhân bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở
d. Cả ba đáp án a, b, c
Câu 21: Người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì:
a. Không bắt buộc phải sử dụng
b. Chỉ phải sử dụng trong những trường hợp người lao động thấy cần thiết
c. Phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc
d. Phải sử dụng phương tiện đó khi người sử dụng lao động yêu cầu
Câu 22: Trong bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, người lao động có trách nhiệm nào sau đây:
a. Bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân
b. Có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn và phải định kỳ kiểm tra các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ sau khi sử dụng
c. Giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao
d. Cả 3 đáp án a, b, c, d
Câu 23: Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động có quyền hoặc nghĩa vụ nào sau đây:
a. Không phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân
b. Phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân
c. Phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng không phải ký bàn giao
d. Phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao
Câu 24: Việc lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng) phương tiện bảo vệ cá nhân hàng năm phải căn cứ vào quy định của pháp luật về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quyết định và do:
a. Người sử dụng lao động thực hiện
b. Người sử dụng lao động thực hiện, có tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại diện của người lao động
c. Người sử dụng lao động thực hiện, có tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở
d. Người sử dụng lao động thực hiện, có tham khảo ý kiến của người đại diện của người lao động
Câu 25: Trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, người sử dụng lao động không có trách nhiệm nào sau đây:
a. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
b. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
c. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
d. Giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục