Giáo dục

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà

Đề bài: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà

y nghia nhan de va loi de tu cua nguoi lai do song da

This post: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà

I. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà, mẫu 1 (Chuẩn)

* Ý nghĩa nhan đề “Người lái đò sông Đà:

– Giải thích:
+ Người lái đò: người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông.
+ Sông Đà: phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.

– Ý nghĩa:
+ Nhan đề đề cập đến 2 hình tượng được phản ánh trong tùy bút: Người lái đò và con sông Đà.
+ Nhan đề thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và chất tài hoa ở con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

* Ý nghĩa lời đề từ:

Lời đề từ của tùy bút là trích dẫn hai câu thơ của Wladyslaw Broniewski và Nguyễn Quang Bích.

– “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” (Wladyslaw Broniewski):
+ Tiếng hát trên dòng sông: tiếng hát của người lao động khi đang làm việc trên sông, thể hiện vẻ đẹp của người lao động bình dị.
+ Lời đề từ là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông.

– “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích):
+ Nghĩa: Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.
+ Chỉ nét độc đáo, kì lạ, ấn tượng của con sông Đà – cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.
=> Lời đề từ đề cập đến hai hình tượng trong tác phẩm đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.
 

II. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của Người lái đò sông Đà, mẫu 2 (Chuẩn)

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” in trong tập “Sông Đà” (1960) là tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Ngay từ nhan đề và lời đề từ, người đọc đã có thể phần nào cảm nhận được chủ đề, tư tưởng mà Nguyễn Tuân gửi gắm trong tác phẩm. Nhan đề “Người lái đò sông Đà” đã đề cập đến hai hình tượng chính đó là người lái đò và con sông Đà. Người lái đò là người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông. Sông Đà phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình. Như vậy, nhan đề đã góp phần thể hiện chủ đề, nội dung của tùy bút: ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và chất tài hoa ở con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Cùng với nhan đề, hai câu thơ được sử dụng làm lời đề từ cũng chứa đựng dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trước hết là câu thơ “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” của nhà thơ Ba Lan Wladyslaw Broniewski. “Tiếng hát trên dòng sông” có thể hiểu là tiếng hát của người lao động khi đang làm việc trên sông. Lời đề từ vừa ca ngợi vẻ đẹp của người lao động bình dị, vừa là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông. Lời đề từ thứ hai là câu thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Bích: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” nghĩa là “Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc”. Câu thơ đã cho thấy vẻ độc đáo, kì lạ của sông Đà – cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân theo đuổi, khám phá. Như vậy, cả nhan đề và lời đề từ đều thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.

—————HẾT—————

Để ôn tập, củng cố toàn diện, các em hãy tham khảo thêm các bài viết: Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác, Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà, Cảm nhận tính cách hung bạo sông Đà trong Người lái đò Sông Đà, Cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Đà trong Người lái đò sông Đà Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button