Giáo dục

WTO là tên viết tắt của tổ chức nào?

Các em đã nghe thấy khá nhiều về WTO. Tuy nhiên, WTO là tên viết tắt của tổ chức nào? Hãy cùng thầy cô trường Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

WHO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

Câu hỏi: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào?

This post: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào?

A. Tổ chức Thương mại thế giới.

B. Liên minh châu Âu.

C.Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Đáp án: A – WTO là tên viết tắt của tổ chức Thương mại Thế giới.

Giải thích:

WTO là tổ chức gì? WTO là viết tắt của từ gì?

WTO là tổ chức gì? WTO là viết tắt của từ gì?

WTO là từ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới – World Trade Organization. WTO là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ. Tổ chức WTO có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của tổ chức WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.

Ngày 1/9/2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29/7/2016, WTO đã có 164 thành viên. Mọi thành viên của tổ chức WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Với một số ngoại lệ, những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của tổ chức WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Trong thập niên 1990, tổ chức WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.

Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007

Tìm hiểu về WTO

Tìm hiểu về WTO

Nguồn gốc và lịch sử hình thành WTO

Năm 1944, Hội nghị Bretton Woods đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước trên thế giới. Sau đó, Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng 3/1948. Tuy nhiên, đáng tiếc là Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chương này. Một số nhà sử học đã cho rằng sự thất bại của ITO bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải là đem lại sự tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997).

Tổ chức sau đó đã ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn còn tồn tại, đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Hiệp định GATT đã đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước tham gia Hiệp định GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán và ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Đến vòng đàm phán thứ 8 – Vòng đàm phán Uruguay đã kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của Hiệp định GATT đã được WTO kế thừa, quản lý và mở rộng. Không giống như Hiệp định GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO sẽ là một tổ chức có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể và WTO đã chính thức được thành lập vào ngày 1/1/1995.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành WTO
Nguồn gốc và lịch sử hình thành WTO

Chức năng của WTO

Tổ chức WTO có các chức năng chính là:

  • Quản lý việc thực hiện các hiệp định của tổ chức WTO.
  • Diễn đàn đàm phán về thương mại.
  • Giải quyết các tranh chấp về thương mại.
  • Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia.
  • Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển.
  • Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

Nguyên tắc của WTO

  • Không phân biệt đối xử: Đãi ngộ quốc gia là không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước. Đãi ngộ tối huệ quốc là các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
  • Tự do mậu dịch hơn nữa: Thực hiện tự do mậu dịch dần dần thông qua các đàm phán.
  • Tính dự đoán thông qua liên kết và minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
  • Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
  • Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng: WTO sẽ đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên.

Cơ cấu tổ chức của WTO

Tất cả các thành viên của tổ chức WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng và ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.

Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng

Cơ quan quyền lực cao nhất của tổ chức WTO là Hội nghị Bộ trưởng và thường diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị sẽ có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên tham gia có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan, ví dụ như Cộng đồng châu Âu. Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ các vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO.

Cấp thứ hai: Đại hội đồng

Công việc hàng ngày của tổ chức WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan là Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy các cơ quan có tên gọi khác nhau nhưng trên thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm các đại diện thường là cấp đại sứ hoặc tương đương của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa các cơ quan là được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. Cụ thể như sau:

  • Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva và được nhóm họp rất thường xuyên. Đại hội đồng bao gồm đại diện thường là cấp đại sứ hoặc tương đương của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (thường nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
  • Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng này bao gồm các đại diện của tất cả các nước thành viên, thường là cấp đại sứ hoặc tương đương.
  • Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên của WTO theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn trong WTO, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác thì việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.

Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại của WTO hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có 3 Hội đồng Thương mại là Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mỗi hội đồng sẽ đảm trách một lĩnh vực riêng.

Cũng tương tự như cấp Đại hội đồng, các hội đồng trên sẽ bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này thì còn có 6 ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực và các vấn đề quản lý khác. Trong đó, Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập tổ chức WTO.

  • Hội đồng Thương mại Hàng hóa sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
  • Hội đồng Thương mại Dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
  • Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.

Cấp thứ tư: Các ủy ban và cơ quan

Dưới các hội đồng trên là cấp thứ 4 gồm các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.

  • Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác và 1 ủy ban đặc thù.
  • Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác và 2 ủy ban đặc thù.
  • Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.

Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha nên tổ chức WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban Đàm phán Thương mại bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button