Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất
This post: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất
Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất
I. Dàn ý Đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất (Chuẩn)
1. Mở đoạn
Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác và nội của khổ thơ thứ 3: cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác.
2. Thân đoạn
– Lời thông báo mộc mạc, chân thành “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.
– Cách xưng hô con- bác vừa gợi ra tình cảm gần gũi vừa thể hiện được tấm lòng thành kính của một người con miền Nam dành cho Bác.
– Cách sử dụng từ “thăm” mà không sử dụng từ “viếng” để làm giảm bớt nỗi đau, sự mất mát to lớn.
→ Nhà thơ về “thăm” Bác như một người con trở về thăm nhà sau một thời gian dài xa cách.
– Hình ảnh “hàng tre” giàu ý nghĩa biểu tượng:
+ Tả thực: những rặng tre xanh ngát được trồng hai bên lăng Bác.
+ Về ý nghĩa biểu tượng “hàng tre xanh xanh Việt Nam” lại gợi liên tưởng đến con người và đất nước Việt Nam.
→ Con người Việt Nam dù phải đối mặt với mọi thăng trầm, “bão táp mưa sa” thì vẫn kiên cường, bất khuất “đứng thẳng hàng”.
3. Kết đoạn
Khẳng định giá trị khổ thơ.
II. Bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất
1. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất, mẫu 1 (Chuẩn)
Viếng lăng Bác được nhà thơ viết vào tháng 4 năm 1976 khi nhà thơ lần đầu được ra thăm lăng Bác. Ngay trong phần mở đầu bài thơ, nhà thơ Viễn Phương đã giới thiệu về sự kiện đặc biệt này “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô con- bác gợi cảm giác gần gũi, thân thiết tựa như những người thân yêu trong gia đình. “Thăm” là cách nói giảm nói tránh những đau đớn, mất mát trước sự thực đau lòng. Mở ra trước mắt nhà thơ là hình ảnh “hàng tre bát ngát” hai bên lăng. Tre là loài cây quen thuộc ở mọi miền quê Việt Nam, đây cũng là loài cây biểu tượng cho sự kiên cường, mạnh mẽ và sức sống bền bỉ của đất nước Việt Nam, dù “bão táp mưa sa” vẫn “đứng thẳng hàng. Hình ảnh “hàng tre” kết hợp với từ láy “bát ngát”, “xanh xanh” không chỉ gợi ra sự tươi tốt của hàng tre quanh lăng Bác mà còn gợi liên tưởng về hình ảnh những con người Việt Nam vẫn ngày ngày đứng bên lăng Bác. Câu cảm thán “ôi” được đặt đầu câu đã bộc lộ được nỗi xúc động mạnh mẽ của nhà thơ khi nhìn thấy lăng Bác và hình ảnh hàng tre. Khổ thơ đầu đã tái hiện sống động về những cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác, đó là nỗi xúc động, nghẹn ngào của người con miền Nam lần đầu được ra thăm lăng Bác.
2. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất, mẫu 2 (Chuẩn)
Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay nhất của Viễn Phương. Bài thơ được sáng tác năm 1976, khi lăng Bác vừa được khánh thành, nhà thơ là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Trong khổ thơ đầu tiên, Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động khi đặt chân đến lăng Bác, sắp được gặp lại Bác sau bao ngày xa cách. “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”, câu thơ như một lời thông báo mộc mạc mà chất chứa bao cảm xúc thân thương. Tiếng “con” vang lên vừa gợi ra mối quan hệ gần gũi, thân thiết vừa chất chứa cảm xúc nghẹn ngào của một người con Việt Nam. Ở đây, nhà thơ Viễn Phương đã dùng từ “thăm” mà không dùng từ “viếng” để làm giảm nhẹ đi nỗi tiếc thương, mất mát. Đứng trước lăng, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy đó chính là hàng tre “bát ngát”. Hình ảnh hàng tre ở đây trước hết mang ý nghĩa tả thực, đó là những rặng tre xanh ngát được trồng hai bên lăng Bác. Về ý nghĩa biểu tượng “hàng tre xanh xanh Việt Nam” lại gợi liên tưởng đến con người và đất nước Việt Nam, đó là những con người dù phải đối mặt với mọi thăng trầm, “bão táp mưa sa” thì vẫn kiên cường, bất khuất “đứng thẳng hàng”. Hàng tre xanh còn tựa như những người dân Việt Nam canh giữ quanh lăng để bảo vệ giấc ngủ của Bác. Thán từ “ôi” đã thể hiện được nỗi xúc động của tác giả khi bắt gặp những hình ảnh thân thương, gần gũi trước lăng Bác.
3. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất, mẫu 3 (Chuẩn)
Đến lăng Bác, nhìn ngắm khung cảnh xung quanh lăng, tác giả Viễn Phương đã không giấu được nỗi xúc động, nghẹn ngào. Câu thơ đầu tiên “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” giống như một lời thông báo mộc mạc mà chứa đựng biết bao yêu thương. Cách xưng “con” gọi “Bác” vừa gợi ra tình cảm gần gũi vừa thể hiện được tấm lòng thành kính của một người con miền Nam dành cho Bác. Cách sử dụng từ “thăm” cũng thật tinh tế, nhà thơ không sử dụng từ “viếng” bởi nó gợi ra nỗi đau sự mất mát to lớn. Nhà thơ về “thăm” lăng như một người con trở về thăm nhà sau một thời gian dài xa cách. Hình ảnh “hàng tre” không chỉ là hình ảnh thực tác giả bắt gặp khi đến lăng Bác mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. “Hàng tre xanh xanh” còn là biểu tượng cho đất nước Việt Nam kiên cường, con người Việt Nam mạnh mẽ, bền bỉ, giàu tình nghĩa. Dẫu phải trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử “bão táp mưa sa” thì con người Việt Nam vẫn kiên cường, đoàn kết một lòng “đứng thẳng hàng”. Hình ảnh hàng tre càng gây xúc động mạnh mẽ khi nó xuất hiện quanh lăng, hàng tre giống như những con người Việt Nam vẫn ngày đêm canh giữ, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của Bác.
—————-HẾT—————
Theo chân nhà thơ Viễn Phương vào thăm lăng và khám phá những cảm xúc tha thiết của người con miền Nam dành cho Bác, bên cạnh bài Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác – khổ thơ thứ nhất, các em có thể tham khảo thêm: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả rời lăng Bác – khổ thơ cuối, Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác, Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác, Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục