Giáo dục

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.

Đề bài: Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.

van tho nguyen dinh chieu van khong xa la voi gioi tre ngay nay va viec hoc nhung tac pham nhu van te nghia si can giuoc cua ong o nha truong la rat bo ich

This post: Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.

Văn mẫu chứng minh việc học những tác phẩm như văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở nhà trường là rất bổ ích

Bài làm:

Được xem là người mở đầu dòng văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ luôn trăn trở với nước, với dân. Không chỉ vậy, các tác phẩm của ông luôn có sự kết hợp giữa văn chương bác học và văn học dân gian một cách nhuần nhuyễn nên lại càng dễ dàng tiếp cận bạn đọc mọi thời đại. Bởi thế, có ý kiến cho rằng văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã đi vào đời sống nhân dân với tinh thần đạo lí, lòng nhiệt thành với chính nghĩa. Một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất thời kì này là “Truyện Lục Vân Tiên”, truyện thơ nêu cao tư tưởng ghét thương của nhà thơ. Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, ông chuyển sang lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. Nghe tin những người nông dân áo vải tham gia chiến đấu oanh liệt, vẻ vang nhưng bị thực dân đàn áp để rồi tử nạn, nhà thơ không tránh khỏi cảm giác xót thương. Lần đầu tiên trong văn học nước nhà, người nông dân chân lấm tay bùn xuất hiện với tư thế là một nghĩa sĩ và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được xem là “khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” (Phạm Văn Đồng).

Tác phẩm đã đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Họ vốn xuất thân là những người nông dân áo vải và hoàn toàn xa lạ với công việc của người lính: “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Khi nghe thấy tiếng “súng giặc đất rền”, họ ý thức về chủ quyền dân tộc, lòng căm thù giặc tưởng như chưa bao giờ sâu sắc đến vậy. Để rồi họ lâm trận với manh áo vải làm đồng còn lấm lem bùn đất: “Ngoài cật có một manh áo vải”, “trong tay cầm một ngọn tầm vông”. Họ ra trận không có vũ khí hiện đại, chỉ có tấm lòng và tinh thần dũng cảm vô song nhưng họ chiến đấu oanh liệt và quyết tâm giành lại chủ quyền. Những động từ mạnh như “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược” đã miêu tả sự quyết liệt, dữ dội của trận đấu cùng với những hành động quyết đoán của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Kết quả là, họ đã làm nên chiến thắng to lớn, uy hiếp khiến kẻ thù lo sợ. Bằng tấm lòng yêu nước, họ sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, dân tộc.

Cuối cùng, cuộc chiến đấu của họ bị thực dân đàn áp dã man.Thế nhưng ngay cả khi thất thế, ở họ ta vẫn thấy toát lên vẻ đẹp bi tráng oai hùng: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”. Nguyễn Đình Chiểu khóc thương cho tình cảnh của họ nhưng tiếng khóc ấy giờ đây không chỉ bao hàm niềm thương xót mà còn mang tầm vóc sử thi. Họ hi sinh vì nghĩa lớn bởi vậy tấm lòng son sắt của họ sẽ luôn đi cùng thời gian, tạc vào đất, vào nước, vào trái tim của triệu triệu con người.

Khắc họa vẻ đẹp giản dị mà bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân, dựng lên tượng đài về người nghĩa sĩ tương xứng với phẩm chất vốn có của họ, tác phẩm được xem là hiện tượng “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử Việt Nam. Quá khứ đã lùi xa nhưng tác phẩm lay động tâm hồn mỗi con người thời hiện đại bởi những giá trị vĩnh hằng, nhen lên trong chúng ta tinh thần quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước đẹp giàu, sánh ngang với cường quốc năm châu. Việc học “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” giúp ta biết trân trọng những người anh hùng vô danh, biết quý trọng hòa bình mà ta đang có để rồi sống có ích hơn, sâu sắc hơn.

Giọng văn mạnh mẽ, lời lẽ hùng hồn nhưng cũng chan chứa niềm xúc động, từ ngữ giản dị mộc mạc, hướng về quần chúng đã tạo nên sự gần gũi của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Càng tiếp cận, người đọc lại càng thấy được vẻ đẹp của tinh thần nhân văn và giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Bởi vậy, mỗi bạn trẻ chúng ta nên thấy rằng, việc học tác phẩm ở nhà trường là vô cùng bổ ích.

—————– HẾT —————

Trên đây là chi tiết tài liệu chứng minh việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích. Ngoài ra, để hiểu thêm về nội dung tác phẩm cũng như có thêm nhiều ý tưởng để viết bài, các em có thể tìm hiểu thêm các bài văn mẫu khác như Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay cả phần Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng. Các em hãy cùng tìm hiểu để biết thêm chi tiết và ứng dụng cho quá trình học tập tốt nhất.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button