Hãy cùng THPT thành Phố Sóc Trăng tìm hiểu xem tự kiêu là gì? sự khác biệt giữa tự tin và tự kiêu trong bài viét dưới đây nhé!
Tự kiêu là gì?
Tự kiêu là lúc nào củng nghỉ tốt về bản thân luôn cho mình là đúng.
This post: Tự kiêu là gì? Sự khác biệt giữa tự tin và tự kiêu
Tự kiêu là luôn đánh giá cao về bản thân, luôn cho mình là nhất.
Dấu hiệu của người tự kiêu
– Luôn khẳng định mình đúng
Kiêu ngạo là gì? Một dấu hiệu dễ thấy nhất của sự kiêu ngạo đó là luôn cho rằng mình đúng trong mọi trường hợp bất kể đúng sai. Điều đó có nghĩa bạn sẽ gạt bỏ tất cả những cơ hội học hỏi, những lời khuyên từ mọi người xung quanh. Lúc nào bạn cũng khăng khăng ý nghĩ là mình làm đúng và chẳng bao giờ tiếp thu lời khuyên từ người khác.
– Luôn xem mình là trung tâm
Những người kiêu ngạo luôn cho rằng bản thân là trung tâm của mọi người. Họ luôn nghĩ mình là tâm điểm của mọi cuộc trò chuyện và tất nhiên mọi người phải chú ý và quan tâm đến họ. Dễ hiểu một điều rằng, khi người kiêu ngạo đạt được một thành công nào đó, dù lớn hay nhỏ thì họ cũng sẽ tự đề cao bản thân và tự nhận mình là người có đóng góp lớn nhất.
Trong những cuộc trò chuyện, bạn luôn muốn bạn bè nhắc đến mình với những lời khen có cánh hoặc những sự ngưỡng mộ và trở thành trung tâm thu hút của mọi người. Bên cạnh đó, đây còn là một tuýp người luôn khoe khoang về những thành tựu mà mình đã đạt được. Họ thích nói về những thành công của bản thân hơn là cảm ơn sự giúp đỡ của những người xung quanh để có được thành công đó.
– Luôn coi thường những người xung quanh
Tính kiêu ngạo sẽ làm bạn luôn coi thường những người xung quanh. Họ luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác và không bao giờ nghe những lời khuyên hay giải thích của những người xung quanh. Coi thường mọi người là bạn luôn đánh giá thấp những ý kiến và đóng góp của họ trong công việc. Hoặc bạn sẽ bác bỏ ngay lập tức lời nói của những người xung quanh.
Trong công việc, nếu được phân công làm việc với một người chưa giỏi, người kiêu căng sẽ tỏ thái độ khó chịu và xem thường người đồng nghiệp của mình, thay vì giúp đỡ để cả hai cũng đạt kết quả tốt hơn.
– Không biết lắng nghe
Những người kiêu căng sẽ không bao giờ dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh. Họ sẽ ngắt lời và thậm chí từ chối cuộc trò chuyện. Họ chẳng có thời gian chia sẻ với mọi người vì phải dành thời gian cho những lợi ích cá nhân.
Việc lắng nghe mọi người không đơn thuần là chỉ nghe mà chẳng hiểu. Bạn cần phải tập trung, hiểu và chia sẻ với mọi người những vấn đề xảy ra. Nếu bạn không biết lắng nghe người khác thì họ cũng sẽ chẳng bao giờ lắng nghe khi bạn gặp khó khăn.
– Không muốn nhận lỗi và thay đổi
Đây là một điều tồi tệ mà những người kiêu căng thường mắc phải. Nhận lỗi và thay đổi là một việc làm rất khó khăn đối với họ. Khi đứng trước một vấn đề, họ sẽ đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho bất kỳ lý do gì họ cho rằng hợp lý. Những người có tính cách này sẽ không bao giờ thăng tiến trong công việc, vì họ là một người không có trách nhiệm và không muốn thay đổi khi mình làm sai.
Kiểu người này có cái tôi rất cao, vì thế họ sẽ không bao giờ chấp nhận được việc bị người khác phê bình và dùng mọi lý lẽ để biện hộ cho những sai lầm và rắc rối mà mình đã gây ra.
Dù bạn có tài giỏi như thế nào, cho đến cuối cùng thì sự kiêu ngạo cũng đẩy bạn xuống hố sâu của sự thất bại mà thôi. Thái độ kiêu ngạo sẽ khiến bạn cảm thấy ghen tị, đố kỵ và mọi người sẽ dần xa lánh bạn. Chính vì thế, hãy luôn học cách kiểm soát và điều tiết bản thân ở những mức độ nhất định. Luôn giữ cho mình sự tự tin nhưng đừng sa lầy vào sự kiêu ngạo bạn nhé.
Sự khác biệt giữa tự tin và tự kiêu
Biểu hiện có vẻ giống nhau, nhưng tự tin tỏa ra từ một người có sự chắc chắn vào năng lực bản thân, còn tự kiêu xuất phát từ lòng tự trọng thấp.
Nick Bognar, bác sĩ trị liệu Hôn nhân và gia đình, người Mỹ cho biết, người tự tin thường chắc chắn mình là người có giá trị, không quan tâm người khác nghĩ gì hoặc họ giỏi hay kém hơn mình.
Người tự kiêu hay tự cao tự đại thì ngược lại, họ chịu ảnh hưởng mạnh từ cách nhìn nhận, đánh giá của người khác. Đặc biệt, người tự kiêu thường cố nâng giá trị bản thân bằng cách hạ thấp người khác xuống. Họ cố gắng duy trì vị trí của mình, dù phải trả giá bằng việc đánh mất các mối quan hệ.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách xác định tính tự cao tự đại và cách vượt qua nó.
Dấu hiệu của tự kiêu
Những người này hành động có vẻ tự tin, nhưng thực chất chỉ muốn che đậy sự bất an sâu xa trong lòng.
Grace Dowd, một nhà trị liệu tâm lý, nhân viên công tác xã hội lâm sàng, ở Texas, Mỹ, cho biết, người tự cao tự đại thường biến thiên cảm xúc dựa vào nhận xét bên ngoài. Họ đặc biệt quan tâm đến việc người khác đánh giá tốt về mình. Vì lý do đó, những người này không sẵn sàng lắng nghe hoặc chấp nhận phản hồi tiêu cực nào. Họ phản ứng bằng cách kích động xung đột, đổ lỗi cho người này hoặc hạ thấp người kia.
Theo Bognar, người có cái tôi quá lớn coi thành công của người khác là một mối đe dọa. Họ không chúc mừng người khác thành công, thậm chí không công nhận điều đó. Với người tự kiêu, chỉ một người giỏi nhất và người đó luôn phải là họ.
Người tự cao tự đại khó có một mối quan hệ lành mạnh. “Nếu bạn luôn cần vượt lên những người khác thì khó có một mối quan hệ và được yêu thích. Bởi bạn luôn chạy đua để có được vị trí tốt nhất. Bạn rất khó làm việc nhóm, thậm chí tự làm một mình vì không muốn hợp tác”, Bognar nói.
Kết nối tình cảm với người tự cao khá khó khăn. Kể cả bạn rất thân thiết với một người, thì khó để duy trì tình bạn, khi người đó liên tục hạ thấp hoặc phớt lờ mình.
Nếu bạn nghĩ mình đang có vẻ là một người tự kiêu, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:
1. Bạn có thấy bản thân không có kết nối với mọi người hay việc duy trì mối quan hệ lâu dài rất khó khăn?
2. Bạn có khó chịu trách nhiệm về hành động của mình không và có thường xuyên dựa dẫm vào người khác không?
3. Bạn có coi thành công, coi thành tích và sự công nhận là trên hết?
Nếu bạn trả lời “có” trong bất kỳ câu nào, đây là thời điểm lý tưởng để thay đổi suy nghĩ và hành động.
Kendall Phillips, thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng người Mỹ, gợi ý hãy thoải mái thừa nhận khuyết điểm. “Thừa nhận điểm yếu không có nghĩa là bạn thiếu sót mà là còn những lĩnh vực cần khai phá thêm. Sử dụng thế mạnh của mình để cải thiện điểm yếu”, nhà trị liệu nói.
Bognar khuyên nên tìm kiếm và bày tỏ những điều bạn thích ở người khác. Hãy giúp đỡ ai đó dù chắc chắn họ không biết điều đó hoặc không nói cảm ơn. Khi thực hiện thay đổi này, hãy chú ý đến cách chúng ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn. Đây là động lực tích cực thúc đẩy bạn tiếp tục phát triển.
Vì tính tự cao tự đại thường bắt nguồn từ lòng tự trọng thấp, Dowd khuyên nên tìm bác sĩ trị liệu để giải quyết tận gốc sự bất an và vấn đề sâu sắc hơn.
“Thay đổi không diễn ra trong một sớm một chiều. Nhưng với sự hỗ trợ và nỗ lực, bạn có thể chuyển từ chủ nghĩa tự cao sang sự tự tin thực sự, điều này sẽ chỉ có lợi cho các mối quan hệ của bạn”, nhà trị liệu Dowd nói.
Bí quyết để trở thành người tự tin nhưng không kiêu ngạo
– Bạn không cần phải giả vờ tự tin
“Fake it until you make it!” (Hãy cứ giả vờ cho đến khi trở thành sự thật) là một phương châm sống được nhiều người theo đuổi nhưng không hẳn là phù hợp trong trường hợp này.
Ví dụ, người đang cố gắng tỏ ra tự tin có thể bị hiểu lầm là đang cư xử kiêu ngạo, vì họ không hiểu được tự tin thực sự là gì hoặc nó có ý nghĩa gì với họ.
Họ sẽ ngắt lời người khác trong cuộc họp vì cho rằng đó là điều mà người tự tin làm.
Họ sẽ nói ra ý kiến của mình mà không suy nghĩ về tác động và hậu quả, vì họ cho rằng người tự tin sẽ luôn được lắng nghe.
Giả vờ tự tin cho thấy bạn đang cố gắng sống theo một đống khái niệm nửa vời về sự tự tin, trong khi bản thân không thực sự hiểu tự tin là thế nào.
Bạn không cần phải giả vờ tự tin vì bạn vốn có điều đó, khi bạn ở trạng thái tốt nhất, khi bạn cảm thấy mọi thứ đang suôn sẻ nhất.
– Bạn không cần trở thành người giỏi nhất
Ý nghĩ rằng bản thân có thể làm tốt hơn, năng suất hơn, ít mắc sai lầm hơn người khác sẽ khiến bạn trở nên kiêu ngạo, tự nâng mình lên thành người có hiệu quả và thành tích không ai sánh bằng.
Tuy nhiên, vấn đề là có thể bạn giỏi nhưng bạn không thể giỏi đến mức đó và quan trọng là bạn cần thừa nhận một điều rằng có những người khác giỏi hơn bạn rất nhiều.
Sẽ luôn có người giàu kinh nghiệm hơn bạn hoặc tài năng bẩm sinh hơn bạn, nhưng điều đó sẽ không làm giảm kinh nghiệm, tài năng và giá trị của bạn.
Những người tự tin luôn sẵn sàng nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất ở người khác và biết rằng đó không phải là sự phán xét đối với họ.
– Bạn không cần phải che giấu
Nhiều người sợ hãi khi bị nhìn thấu, do đó chúng ta sẽ xây dựng những “bức tường” để che giấu bản thân nhằm tránh bị tổn thương và bảo vệ bản thân.
Những kẻ kiêu ngạo sẽ trang trí cho những bức tường đó và khoác lác với người khác rằng đó chính là con người thật của họ.
Họ thích che mắt mọi người hơn là thừa nhận khuyết điểm của mình, họ bịa chuyện và đổ lỗi cho người khác về những sai lầm của họ. Họ luôn né tránh trách nhiệm và chỉ ôm vinh quang về mình.
Sự khoe khoang, khoác lác này đơn giản là họ đang núp sau một bức tường giả tạo vì sợ rằng chúng sẽ thực sự bị nhìn thấy.
Do đó, đôi khi những người kiêu ngạo thực chất lại là người tự ti nhất.
Còn những người tự tin là người có thể chấp nhận bị tổn thương, Họ đủ lòng tin vào bản thân để bỏ một vài viên gạch khỏi bức tường chắn đó và biết rằng họ vẫn sẽ ổn khi cho người khác thấy con người thật của mình.
Kiêu ngạo và tự tin là hai thế giới khác nhau. Hãy chắc chắn rằng bạn nhận thức được sự khác biệt này.
Video về tự kiêu
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã biết thế nào là tự kiêu và cách để bản thân trở nên tự tin nhưng không tự kiêu. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp