Giáo dục

Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn

Đề bài: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

triet li nhan sinh trong bai tho nhan

This post: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn

Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn
 

I. Dàn ý Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
– Sơ lược về triết lí nhân sinh trong bài thơ ” Nhàn”.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị để giữ lại cốt cách thanh cao.
– Triết lí nhân sinh ở đời: Cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, công danh, phú quý như một giấc mơ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn (Chuẩn)

Sống an nhàn, tự tại nơi làng quê, không bon chen phú quý là lối sống mà Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn khi quyết định cáo quan về quê. Bài thơ Nôm “Nhàn” rút trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi” như gửi gắm tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời thể hiện quan niệm sống, cốt cách thanh cao và triết lí nhân sinh sâu sắc. Hai câu thơ cuối bài đã tập trung quan niệm triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm: công danh, phú quý như một giấc mơ thoảng qua, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá vĩnh viễn.

” Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Đời như một giấc một giấc mơ, chỉ người trong cuộc hiểu rõ bản thân đang đi tìm điều gì? Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng Nguyên, làm quan dưới triều Mạc, giấc mơ công danh bao người theo đuổi mà vị Trạng Trình ấy đã đạt được. Ông dâng sớ xin chém lộng thần nhưng không được chấp thuận nên cáo quan về ở ẩn, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Ông chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị như một ” lão nông tri điền” để giữ lại cốt cách thanh cao. Ông cũng nhận ra triết lí nhân sinh ở đời, cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, chứ không hư ảo như phú quý, công danh. Cái nhìn sáng suốt, uyên thâm ấy được gửi trọn vào những câu thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài “Nhàn”. Nguyễn Bỉnh Khiêm có được mọi thứ rồi lại từ bỏ, người ta cho ông là dại nhưng ông nhìn họ mới thực sự “dại” khi đuổi theo “chiêm bao”, u mê không tỉnh.

Ở một nơi vắng vẻ, tĩnh lặng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống thong thả, ung dung, mỗi ngày trôi qua với những sinh hoạt rất đời thường, với những thú vui tao nhã “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên, giản dị, cách ngắt nhịp đặc biệt diễn tả lối sống nhàn tản, thư thái. Uống rượu, ngắm cảnh là thú vui tao nhã bao đời của thi nhân, ẩn sĩ nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lại nhắc đến rượu cùng với địa điểm “cội cây” để rồi bộc bạch “phú quý tựa chiêm bao” và ông chọn làm người ngoài cuộc “nhìn xem” mà thôi. Hai câu thơ cuối đồng nhất với ý nguyện sống nhàn, làm người đứng ngoài “chốn lao xao”, đứng ngoài nhìn người tranh giành danh lợi, phú quý. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến điển tích Thuần Vu Phần để chốt ý, thể hiện triết lí nhân sinh của mình. Thuần Vu Phần là một viên tướng tài, do xúc phạm thống soái, bị quở mắng nên từ chức về nhà, lấy uống rượu làm niềm vui. Một lần Thuần Vu Phần say rượu, ngủ bên gốc cây hòe, mơ thấy mình làm phò mã của vua nước Hòe, được hưởng hết vinh hoa phú quý ở đời. Tỉnh dậy, ông mới biết là mơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn điển tích trong truyện đời Đường để bộc lộ thái độ của mình. Ông coi chốn quan trường như giấc chiêm bao, hư ảo. Lánh đời là cách chọn bấc đắc dĩ của hầu hết những bậc làm quan trong thời cuộc có dấu hiệu suy vong, quan lại sâu mọt. Lời thơ tự nhiên không hoa mĩ, không có quá nhiều biện pháp nghệ thuật nhưng gửi gắm điều đáng suy ngẫm. Cách so sánh “phú quý” giống như “chiêm bao” chứng tỏ ông xem thường phú quý và bả lợi danh đưa con người vào bước đường đánh mất nhân cách.

Phú quý là giấc mơ hư ảo, ngắn ngủi còn cái đẹp trong tâm hồn, cái đẹp nhân cách mới đáng quý. Đó là triết lí nhân sinh của một trí tuệ sâu sắc, uyên thâm. Giữa hai bờ hư thực, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn làm người tỉnh trong khi bao người say trong giấc mộng phú quý. Hai câu thơ là cách nhìn đời, là lời tâm sự, là mong muốn tránh vòng danh lợi và cũng làm sáng ngời nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

——————–HẾT———————

Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan niệm sống nhàn của người cư sĩ, để củng cố thêm hiểu biết về tác phẩm, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích hình tượng người ở ẩn trong bài thơ Nhàn, Sơ đồ tư duy bài thơ Nhàn, Quan niệm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên, Bình giảng bài thơ Nhàn.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button