Giáo dục

Tóm tắt truyện Kiều ngắn hay

Tóm tắt truyện Kiều ngắn hay

Mời các bạn đọc bài gợi ý tóm tắt truyện Kiều ngắn nhưng hay được tác giả Mầm Non Ánh Dương books sưu tầm gửi đến học sinh. Truyện Kiều là tác phẩm văn học có giá trị và quan trọng trong chương trình văn học. Việc nắm vững nội dung chính rất quan trọng.

This post: Tóm tắt truyện Kiều ngắn hay

Các bài tóm tắt truyện Kiều

Tóm tắt truyện Kiều số 1

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em của ông bà viên ngoại họ Vương, quê ở Bắc Kinh. Từ khi sinh ra hai chị em sở hữu nhan sắc hiếm có, đặc biệt là cô nàng Kiều. Vân sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, đôn hậu còn Kiều là một vẻ đẹp sắc sảo ngàn người có một, đồng thời cô còn có năng khiếu về văn phú và âm nhạc. Kiều và Vân còn có người em trai tên là Vương Quan. Trái với Thúy Vân tâm hồn đơn giản và biết an phận, Thúy Kiều không hề đơn giản khi luôn có tâm hồn đa sầu, đa cảm và khát vọng. Từ thuở nhỏ, Kiều nghe được lời tiên tri tướng số nàng bị ràng buộc bởi một định mệnh không thể thay đổi. Vì vậy nàng đã sáng tác bản đàn có tên gọi là Bạc Mệnh với nội dung buồn, thê lương, làm tê tái lòng người.

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em cùng nhau tham gia thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Sau khoảnh khắc gặp gỡ định mệnh đó nàng Kiều và Kim Trọng mến và yêu nhau, hai người thề nguyền “Trăm năm tạc một chữ “đồng” đến xương”. Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương “hộ tang” chú.

   Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Gia và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản gia đình nàng một cách trắng trợn. Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá rẻ mạt để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bảy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

   Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn: Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy

Tóm tắt truyện Kiều số 2

Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.

Kim Trọng về hộ tang chú, thằng bán tơ vu oan cho gia đình Kiều nên gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh nhưng thực chất là bị lừa bán vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2.

Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.

Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại chữ Nôm  trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn. Chính điều này mới làm nên giá trị kiệt tác Truyện Kiều.

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.

Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống , khát vọng tự do, khát vọng tình yêu, hạnh phúc… Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

Với 2 bài tóm tắt truyện Kiều bên trên hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh hiểu được nội dung chính của tác phẩm văn học này.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button