Giáo dục

Tình huống truyện Chiếc lược ngà

tinh huong truyen chiec luoc nga

Tình huống truyện Chiếc lược ngà 
 

This post: Tình huống truyện Chiếc lược ngà

1. Tình huống truyện là gì?

Tình huống truyện hay còn gọi tình thế câu chuyện là ngữ cảnh, tình tiết mang tính xung đột, mâu thuẫn dẫn đến việc phát triển cốt truyện và qua đó giúp các nhân vật trong truyện dễ dàng bộc lộ tính cách của mình. Cũng thông qua cách giải quyết mâu thuẫn/ xung đột trong tình huống truyện, ta sẽ hiểu hơn về nội dung tư tưởng tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng các tình huống truyện như vậy.
 

2. Tình huống truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

– Vì chiến tranh, hai cha con ông Sáu phải xa cách nhau trong 8 năm trời, chỉ được nhìn thấy nhau qua những bức hình.
– Được nghỉ phép về thăm nhà có mấy ngày, ông Sáu vui mừng, khao khát phút giây nghe con gọi “ba”, vậy nhưng chỉ bởi vết thẹo dài trên má ông mà bé Thu nhất quyết không nhận cha mình, điều này khiến ông Sáu rất buồn lòng.
– Sau khi nghe bà giải thích, bé Thu đã hiểu ra nhưng đến lúc ngộ ra và bày tỏ tình cảm với cha thì ông Sáu phải lên đường đi chiến đấu.
– Ở chiến khu, ông Sáu dồn toàn bộ tình yêu thương cho con qua việc làm chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao tận tay cho đứa con thì đã hi sinh.

>> Tham khảo thêm bài Tóm tắt Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
 

3. Ý nghĩa tình huống truyện Chiếc lược ngà

– Nút thắt của câu chuyện: Vết thẹo trên mặt ông Sáu là nguyên nhân khiến cho bé Thu nhất quyết không nhận cha => Tình huống đầy éo le, bất ngờ nhưng cũng rất đỗi hợp lí, tự nhiên theo tâm lí của trẻ nhỏ khi nhìn cha hiện tại khác hoàn toàn với người cha trong bức ảnh. Đó cũng là thử thách lớn nhất để hai cha con phải vượt qua và khi đã vượt qua thử thách lớn này, càng tô đậm tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng.
– Tình huống truyện cũng góp phần bộc lộ tính cách của các nhân vật:
+ Ông Sáu: Là người cha hiền lành, mẫu mực, dành trọn cho đứa con gái bé bỏng của mình tình cảm yêu thương, ông khao khát tiếng con gọi cha từng ngày và tranh thủ từng phút giây nghỉ phép ngắn ngủi để thể hiện tình cảm của mình đối với đứa con, và đau buồn thậm chí nổi giận khi đứa con mình mong mỏi bấy lâu nay không nhận cha.
+ Bé Thu: Là cô bé có cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh, ương bướng ngay cả khi bị cha đánh cũng nhất quyết không khóc, tuy nhiên là một cô bé rất yêu kính cha mình khi không nhận người không giống cha trong bức ảnh; chỉ đến khi hiểu ra vấn đề, em mới bộc lộ toàn bộ nỗi niềm nhớ nhung, tình cảm của mình đối với người cha thân yêu.
– Qua đây, tác giả Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc cũng như kín đáo lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

—————-HẾT——————-

Sau khi tìm hiểu xong Tình huống truyện Chiếc lược ngà, các em có thể bắt tay vào tìm hiểu, khám phá nội dung, thông điệp ý nghĩa mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm qua tác phẩm này qua: Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà, Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, Tình cảm cao đẹp của ông Sáu với con trong truyện Chiếc lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button