Paul Eluard
Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Paul Eluard để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tiểu sử
This post: Tiểu sử nhà thơ Paul Eluard
Pôn Ê-luy-a (Paul Eluard, 1895 – 1952), bút danh của ơ-gien Granh-đen (Eugcnc Grindel), nhà thơ Pháp, tác giả của bài thơ Tự do nổi tiếng. Ông là con của một chủ hiệu sách. Mẹ ông làm nghề thợ may. Ông sinh ở Xanh Đơ-ni, ngoại ô Pa-ri. Thời thư ấu ông trải qua những năm tháng êm đềm.
Năm 16 tuổi, Ê-luy-a mắc bệnh lao, việc học đành gián đoạn. Ông được gia đình đưa sang Thuỵ Sĩ chữa bệnh. Tại đó, ông gặp và yêu Hê-lê-na I-va- nốp-na Đi-a-cô-nô-va (Helena Ivanovna Diakonova). Hai người kết hôn vào năm 1917 và sinh được cô con gái Xê-xin. Năm 1918, Giăng Pôn-an (Jean Paulhan) phát hiện ra tài năng thi ca của Ê-luy-a và giới thiệu ông với Ăng-đrê Bre-tông (André Breton) và A-ra-gông – những nhân vật chủ chốt của phong trào Siêu thực. Ê-luy-a gia nhập nhóm thơ này.
Ông gặp khủng hoảng trong đời sống gia đình nên đi du lịch và trở về Pháp vào năm 1924. Năm này, ông bỗng nhiên biến mất suốt chừng bảy tháng. Mọi người tưởng ông đã chết, nhưng sau đó ông xuất hiện và kể cho mọi người nghe chuyến hành trình đến Ta-hi-ti, In-đô-nê-xi-a và Xây-lông. Nguyên nhân của chuyến đi là do vợ ông Hê-lê-na đã yêu và sau này lấy danh hoạ Tây Ban Nha Xan-va-đo Đa-li (Salvador Dali). Thơ ông phản ánh mất mát này và ông lại bị bệnh lao giày vò.
Năm 1934, Ê-luy-a kết hôn vói Nu-sơ, tên thật là Ma-ri-a Ben (Maria Benz), nữ nghệ sĩ, người mẫu của bạn ông là Man Ray và Pa-blô Pi-cát-xô (Pablo Picasso), những nghệ sĩ nhóm Siêu thực.
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha tác động mạnh đến Ê-luy-a. Điều này được phản ánh trong tập thơ Đoàn kết (Solidarité, 1938). Thái độ sống của ông đã thay dổi. Ông quan tâm đến đòi sống chính trị và ủng hộ tư tưởng cộng sản.
Sau cái chết của Nu-sơ, Ê-luy-a gặp và yêu người tình cuối cùng là Đô-mi-ních và đề tặng tác phẩm Phượng hoàng (The Phoenix) cho nàng. Tháng 11 năm 1952, Ê-luy-a qua đời vì bệnh tim. Thi hài ông được mai táng tại nghĩa trang Cha La-se-dơ.
Văn nghiệp
Ê-luy-a sáng tác và cho in nhiều tập thơ theo phong cách Siêu thực, tiêu biểu là các tập Những hài thơ đầu tiên (1914), Thủ đô của niềm đau (1921 – 1926). Những tập thơ được in sau năm 1930 cho thấy khát vọng nhập cuộc và cống hiến của thơ Ê-luy-a, bao gồm Quyển sách để mở (1940 – 1942), Thơ và sự thật (1942), Nơi hẹn quân Đức (1944)…
Phong cách
Ê-luy-a là bậc thầy của thơ Siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực là trào lưu nghệ thuật được hình thành ở Pa-ri vào năm 1924 với việc xuất bản tuyên ngôn của nhóm siêu thực của Bre-tông. Phong trào này được xem như là một cuộc cách mạng về tư tưởng và hành động có liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, triết học, tâm lí, văn học nghệ thuật. Bản tuyên ngôn của nhóm siêu thực công kích chủ nghĩa duy lí, phê phán phương thức tư duy lô gích tỉ mỉ, chính xác.
Dựa trên lí thuyết của Phrớt về vô thức và mối quan hệ của vô thức với giấc mơ, các nhà siêu thực chủ trương khai phá những vùng còn bị che giấu hay bị khuất lấp trong tâm lí của con người mà không nhất thiết phải tuân theo trật tự suy lí hay phân tích tâm lí. Nhiều nhà văn và nghệ sĩ tập hợp xung quanh Bre-tông. Họ thể nghiệm lối viết tự động hoá, được xem là phương thức tối ưu để thể hiện những hình ảnh văn chương siêu thực, bằng cách đặt ngẫu hứng các sự vật hiện tượng chẳng có mối liên hệ nào liền kề nhau.
Chủ nghĩa siêu thực thực sự tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong nhận thức, tư duy và sáng tạo của nghệ sĩ, trí thức trong khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến. Các đại diện tiêu biểu của trào lưu này là A-ra-gông, Ê-luy-a, Đa-li,… Vào cuối thập niên 1930, dấu ấn siêu thực in đậm hơn trong hội hoạ. Trong giai đoạn này, nhiều nhà Siêu thực gia nhập Đảng Cộng sản và cố gắng dung hoà các quan điểm của Phrớt với quan điểm của Mác.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục