Danh nhân Chu Mạnh Trinh
Mầm Non Ánh Dương xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của danh nhân Chu Mạnh Trinh để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862 trong một gia đình có truyền thống Nho học, thân phụ ông là Chu Duy Tĩnh, làm quan đến chức Ngự sử. Chu Mạnh Trinh học rất thông minh. Năm 19 tuổi, đỗ tú tài, năm 25 tuổi, đậu giải Nguyên, năm 31 tuổi, thi đỗ Tam giáp Tiến sĩ và được người đương thời gọi là ông Nghè Phú Thị. Sau khi đỗ Tam giáp Tiến sĩ, Chu Mạnh Trinh được bổ làm tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tương truyền, ông làm quan công minh chính trực. Làm tri phủ ít lâu, thân phụ ông mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Mãn tang, ông được giao chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh và Thái Nguyên.
This post: Tiểu sử danh nhân Chu Mạnh Trinh
Năm 1905, Tổng đốc Hưng Yên – Lê Hoan đã tổ chức cuộc thi vịnh Kiều bên Hồ Bán Nguyệt. Hội Tao Đàn Hưng Yên đã mời nhà thơ Nguyễn Khuyến làm Chánh chủ khảo. Là người rất say mê truyện Kiều, Chu Mạnh Trinh đã gửi 20 bài dự thi và đoạt giải nhất về thơ Nôm với bài “Vịnh Kiều”. Riêng bài tựa Truyện Kiều viết bằng Hán văn được đương thời và hậu thế đánh giá là một áng văn chương bất hủ, thế hiện phong cách sống cũng như văn chương của Chu Mạnh Trinh.
Thời bấy giờ, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến suy tàn, nước mất nhà tan, thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông có khuynh hướng thoát ly, nhưng những sáng tác của ông lại thể hiện tình cảm yêu nước, đề cao văn hóa dân tộc. Ông thích ngao du thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử. Những bài ca trù, nhất là bài “Hương Sơn phong cảnh ca” được viết rất điêu luyện, giàu tình cảm với thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước. Tác phẩm của Chu Mạnh Trinh giàu tính nhân văn, lãng mạn, tình cảm chủ nghĩa.
Không chỉ là một nhà thơ, nhà văn, Chu Mạnh Trinh còn là một nhà kiến trúc có tài. Ông là người vẽ kiểu trùng tu chùa Thiên Trù (chùa ngoài động Hương Tích). Ông đã vẽ kiểu và huy động góp công xây dựng đền Đa Hòa, đền Hóa Dạ Trạch, hai ngôi đền thờ Chử Đồng tử – Tiên Dung ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Trong đền Đa Hòa, huyện Khoái Châu có một điện thờ Chu Mạnh Trinh, có cả cây đàn thập lục gắn với tên tuổi vị tiến sĩ nho học tài hoa nức tiếng.
Chu Mạnh Trinh cũng để lại lưu bút ở nhiều ngôi đền ở Phố Hiến. Các bức châm thư, hoành phi ông viết với niềm tự hào về quê hương đất nước, thư pháp bay bổng, linh hoạt, nội dung sâu sắc, giàu cảm xúc, thể hiện sự tài hoa, tâm hồn phóng khoáng, yêu cái đẹp của ông như : Đền Mây, thờ Tướng quân Phạm Phòng Át (Phạm Bạch Hổ) thời Đinh Bộ Lĩnh (thế kỷ thứ X), Đền Mẫu nổi tiếng linh thiêng nằm cạnh Hồ Bán Nguyệt…Ở Hưng Yên thời kỳ ông làm quan, ông đã đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật ca trù. Các sáng tác cho ca trù của ông đều mang tinh thần nho nhã, thanh tao. Trong khi các đào hát bị xã hội coi thường thì Chu Mạnh Trinh lại nhìn họ với một tấm lòng bao dung và trân trọng nghệ thuật.
Năm 1905, Chu Mạnh Trinh mất, thọ 43 tuổi. Ông đã để lại cho nhân loại rất nhiều áng thơ văn, điển hình là hai tập thơ: “Trúc Văn thi tập” được viết bằng chữ Hán, “Thanh Tâm tài nhân thi tập” viết bằng chữ Nôm.
Ngày nay, Chu Mạnh Trinh được nhà nước công nhận là “Danh nhân văn hóa” của tỉnh Hưng Yên. Nhiều ngôi trường, con đường của tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung mang tên của ông Nghè làng Phú Thị như: Ngôi trường trung học cơ sở mang tên Chu Mạnh Trinh ở huyện Văn Giang, đường Chu Mạnh Trinh ở thành phố Hưng Yên …
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục