Đề bài: Thuyết minh về nhà thờ gỗ Kon Tum
This post: Thuyết minh về nhà thờ gỗ Kon Tum
Thuyết minh về nhà thờ gỗ Kon Tum
I. Dàn ý Thuyết minh về nhà thờ gỗ Kon Tum
1. Mở bài
Giới thiệu về nhà thờ Chánh Toà
2. Thân bài
a. Nguồn gốc hình thành
– Vào năm 1870, nhà thờ gỗ đầu tiên chính thức ra đời.
– Qua quá trình phát triển, số lượng giáo dân không ngừng tăng lên, vì vậy linh mục Giuse Decrouille đi đến quyết định xây một nhà thờ lớn hơn.
– Năm 1913, nhà thờ gỗ được khởi công xây dựng, công trình được hoàn thành vào năm 1918.
b. Vị trí địa lý
– Địa điểm cụ thể của nhà thờ gỗ là số 13 trên đường Nguyễn Huệ
– Bên dòng sông Đăk Bla tươi mát thuộc phường Thống Nhất, tỉnh Kon Tum.
– Nhà thờ gỗ có tổng diện tích là 1228, 8 m với chiều cao tháp chuông là 25m.
c. Đặc điểm, kết cấu
– Nhà thờ gỗ được xây dựng theo phong cách của kiến trúc Roman phối kết hợp với kiểu kiến trúc nhà sàn.
– Chất liệu chủ yếu là gỗ sến đỏ
– Riêng phần trần và phần tường dùng loại đất trộn rơm để xây dựng
– Kết cấu càng lên cao càng nhỏ dần
– Là một công trình lớn, khép kín, gồm các gian giáo đường, nhà trưng bày, nhà rông, nhà tiếp khách, cơ sở mộc, cơ sở dệt may, cô nhi viện,….
– Phía trước của nhà thờ gồm 4 tầng với tổng chiều cao là 24 m
– Đỉnh tháp là hình thánh giá cao vút
– Bên trong nhà thờ vô cùng tráng lệ và rực rỡ
d. Giá trị văn hoá, du lịch
– Lưu giữ những nét văn hoá độc đáo của các dân tộc: nhà rông; bút tích; các hiện vật quý giá
– Là điểm thu hút khách du lịch tham quan
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp và giá trị của nhà thờ gỗ.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về nhà thờ gỗ Kon Tum
Việt Nam ta có muôn vàn những cảnh đẹp và cũng không ít những công trình nghệ thuật độc đáo. Nếu đến Đà Nẵng, ai cũng phải một lần đặt chân đến cầu Rồng, đến Ngũ Hành Sơn hãy Bà Nà Hill, tới Huế cũng phải tìm đến Đại Nội, cầu trường Tiền hay phủ Thừa Thiên, thì đến với vùng đất Tây Nguyên chúng ta cũng không thể không tới nhà thờ Chánh Toà.
Nhà thờ Chánh Toà còn có tên gọi khác là nhà thờ gỗ. Vào những năm của thế kỷ 19, từ Quảng Ngãi đến Kon Tum có một con đường dài hơn 100km hẻo lánh, ít người qua lại, con đường này là sự trao đổi giao thương các món vật như sứ, gốm, cồng chiêng,…của người Kinh với những người thuộc dân tộc khác. Lúc này, những nhà truyền giáo Pháp đã nghiên cứu và lựa chọn con đường này để tiến hành xây dựng các nhà thờ nhỏ bằng gỗ. Vào năm 1870, nhà thờ gỗ đầu tiên chính thức ra đời. Qua quá trình phát triển, số lượng giáo dân không ngừng tăng lên, vì vậy linh mục Giuse Decrouille đi đến quyết định xây một nhà thờ lớn hơn theo như cầu và nguyện vọng của giáo dân. Năm 1913, nhà thờ gỗ được khởi công xây dựng, công trình được hoàn thành vào năm 1918. Tính đến nay, nhà thờ gỗ đã tồn tại hơn 100 năm, qua hai thế kỉ với những biến động của thời cuộc và lịch sử, song nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn, vững chắc và ít bị hư hỏng.
Nhà thờ gỗ tọa lạc trên vùng đất Kom Tum xinh đẹp, nơi có những con người hiếu khách và thân thiện. Địa điểm cụ thể của nhà thờ gỗ là số 13 trên đường Nguyễn Huệ, bên dòng sông Đăk Bla tươi mát thuộc phường Thống Nhất, tỉnh Kon Tum. Nhà thờ gỗ có tổng diện tích là 1228, 8 m với chiều cao tháp chuông là 25m.
Công trình nhà thờ gỗ được xây dựng theo phong cách của kiến trúc Roman phối kết hợp với kiểu kiến trúc nhà sàn. Khác với các công trình xây dựng khác lấy xi măng, sắt, thép làm vật liệu xây dựng thì nhà thơ gỗ lấy chất liệu chủ yếu là gỗ sến đỏ hay còn gọi là gỗ cà chít. Riêng phần trần và phần tường dùng loại đất trộn rơm để xây dựng. Công trình được hoàn thành nhờ bàn tay và tâm huyết của những người thợ mộc Quảng Ngãi và Bình Định, họ đều là người có tay nghề cao và tinh thần trách nhiệm lớn.
Nhà thờ được xây dựng thành một công trình lớn, khép kín, gồm các gian giáo đường, nhà trưng bày, nhà rông, nhà tiếp khách, cơ sở mộc, cơ sở dệt may, cô nhi viện,….Phía trước của nhà thờ gồm 4 tầng với tổng chiều cao là 24 m, có 4 cột chính nối với 2 cột phụ tạo thành vòng cung có tác dụng nâng đỡ khối nhà thờ. Nhà thờ gỗ kết cấu càng lên cao càng nhỏ dần. Có 4 ô cửa sổ hình tròn được sắp xếp hài hoà nơi lưng chừng tháp. Đỉnh tháp là hình thánh giá cao vút, chất liệu làm thánh giá cũng lấy từ gỗ, nhưng là loại gỗ đặc biệt quý. Thánh giá được đặt cao nhất tượng trưng cho tình yêu bất diệt của giáo dân cũng như sự vĩnh cửu, trường tồn và uy nghiêm của thánh đường.
Gian chính nhà thờ vô cùng rộng rãi và thoáng mát. Bốn cột trụ chính của gian vững chắc nâng đỡ thánh đường. Nhà thờ có khung sườn là bốn hàng cột gỗ lớn, mỗi cột có chiều dài là 12 mét, được sắp đặt tiếp nối từ mặt tiền đến phòng áo. Càng vào trong nhà thờ, càng cảm nhận được sự rực rỡ và tráng lệ. Những khung kính màu vẽ các điển tích trong kinh thánh, những cột rui mèn được vẽ những đường văn phóng khoáng và đầy mạnh mẽ tạo nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp uy nghi của thánh đường.
Bằng tài năng, sự sáng tạo của những người thiết kế và xây dựng, nhà thờ gỗ không chỉ là một công trình đơn thuần mà nó còn là đại diện tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên, của những con người nơi đây với khí chất phóng khoáng, mạnh mẽ, yêu tự do. Đặc biệt, nơi đây cũng trở thành một điểm du lịch thú vị, thu hút được nhiều vị khách đến khám phá.
Đến với nhà thờ gỗ, bạn sẽ cảm nhận được những nét văn hoá, bản sắc của các dân tộc, con người Việt Nam mà nhà thờ gìn giữ qua thời gian. Đó là những nhà rông, những bút tích lịch sử, những hiện vật quý giá,. …trong quá trình phát triển của cộng đồng, của các tộc người Tây Nguyên.
Đến với nhà thờ gỗ Kon Tum vào những dịp giáng sinh, du khách sẽ được đắm chìm trong bầu không khí đông vui của hàng ngàn giáo dân đến dự lễ. Sự nô nức, náo nhiệt càng làm tăng thêm vẻ hào sảng vốn có của con người Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để con người nơi đây giới thiệu đến nhau những vật phẩm thủ công của buôn làng mình, vì vậy mà các vị khách có thể chọn cho mình một vài món quà kỉ niệm chuyến đi đầy ý nghĩa. Đặc biệt hơn, du khách còn được hiểu thêm những nét văn hoá đặc sắc, những câu chuyện lịch sử và tập quán nơi đây qua sự giới thiệu đầy nhiệt tình, thân thiện của cô thuyết minh trẻ nhiệt huyết.
Hãy thử một lần đến với nhà thờ gỗ Kon Tum để cảm nhận hết vẻ đẹp của sự kì thú nơi đây. Hãy thử một lần dạo bước trên con đường đầy hoa đậu trắng mênh mang, lặng nghe tiếng chuông nhà thờ vang vọng để thấy lòng an yên, thư thái.
Mỗi mảnh đất, vùng miền lại có những danh thắng, địa danh gắn liền với văn hóa, lịch sử của vùng miền ấy. Nếu đến Kon Tum ta được thưởng ngắm nhà thờ gỗ vừa mang những dấu tích lịch sử vừa mang nét hiện đại, tân thời thì đến với Sài Gòn, mảnh đất thủ đô Hà Nội chúng ta sẽ có dịp tham quan rất nhiều địa danh nổi tiếng khác. Tìm hiểu thêm về những địa danh này, các em hãy cùng tham khảo: Thuyết minh về Nhà thờ Đức Bà, Thuyết minh về khu danh thắng Tây Thiên, Thuyết minh về chùa Một Cột, Thuyết minh về chùa Yên Tử.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)