Tổng Hợp

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

Cùng Mầm Non Ánh Dương tìm hiểu Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

“Chân chính” là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính, hành xử chân chính, kinh doanh chân chính,v.v… Vậy “chân chính” rốt cuộc là gì?

This post: Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

Từ chân chính là từ Hán Việt, chữ Hán viết 真正 hoặc 眞正,  bính âm zhēn zhèng. Chân chính gồm có 2 nghĩa là “chân thực, thực sự” và “ngay thẳng, chính trực”.

Để tìm hiểu rõ hơn nghĩa của từ này thì cần tìm hiểu hàm nghĩa của hai chữ Chân 眞 và Chính 正 là gì.

Thế nào là Chân (眞)?

Theo Thuyết Văn Giải Tự, Chân (眞) nghĩa là: “Tiên nhân biến hình bay lên trời” (Chân: Tiên nhân biến hình nhi đăng thiên dã”). Đây là nghĩa gốc của chữ Chân.

Thuyết Văn Giải Tự còn chú giải rằng: “Chẳng phải trước thời Thương Hiệt (vị quan của Hoàng Đế, người đã sáng tạo ra chữ Hán) đã có Chân nhân (người tu Đạo đắc Đạo gọi là Chân nhân) rồi đó sao. Mở rộng ra thành nghĩa “chân thành, chân thực”. 

Xét về cấu tạo, Thuyết Văn Giải Tự viết rằng, chữ Chân gồm chữ Hóa (化, dị thể là 匕), nghĩa là cải biến, biến đổi; chữ Mục (目) nghĩa là mắt, con mắt; một phần bộ Hệ (匸) nghĩa là che dấu, ẩn. Chữ Bát (八)  ở dưới có nghĩa là đỡ, nâng, mang (“Tòng hóa, tòng mục, tòng hệ. Bát, sở thừa tải dã”). Như vậy về cấu tạo chữ Chân có nghĩa là người biến đổi hình thể, bắt đầu từ con mắt, cuối cùng nâng người lên, bay lên và ẩn hình, biến mất, cũng có nghĩa là: “Tiên nhân biến hình”.

“Tiên nhân biến hình” nghĩa là nói về người tu Đạo. Người tu Đạo xưa còn được gọi là tu Chân, bởi vì họ yêu cầu rất khắt khe tiêu chuẩn về Chân: nói lời chân thật, làm việc chân thật, dần dần phản bổn quy chân, thành Chân nhân. 

Người tu Đạo trong quá trình tu luyện không ngừng đề cao, cuối cùng cải biến từ người thường thành người siêu thường, gọi là Chân nhân, hay Tiên nhân.

Thần tiên
“Tiên nhân biến hình” nghĩa là nói về người tu Đạo. (Ảnh: Angie/Epochtimes)

Thế nào là Chính ()?

Theo Thuyết Văn Giải Tự: “Chính () có nghĩa là đúng, phải” (nguyên văn: “Chính: thị dã”).

Về kết cấu, Thuyết Văn Giải Tự viết rằng, Chính gồm chữ Chỉ (止) nghĩa là dừng lại, dừng lại giữ 1 thứ duy nhất (Nguyên văn: “Tòng chỉ, nhất dĩ chỉ”).

Chính là ngay thẳng không cong vẹo (Nguyên văn: “Vị phương trực bất khúc”); và: “Chính giữa gọi là Chính” (Nguyên văn: “Chính trung viết chính”).

Như vậy, “Chính” có nghĩa là thành ý chính tâm, tu thân tề gia, không nảy sinh một ý nghĩ tư tâm tư lợi nào, không có một chút tâm cong vẹo nào. Chính là miệng không nói lời tà, mắt không nhìn thứ tà, tai không nghe điều tà, chân không đi đường tà, chính khí đầy đủ, ma tà tự tránh xa. Đây cũng chính là cái gọi là “Nhất chính áp bách tà”.

Làm được, giữ được Chính rất khó, vì chính chỉ có một ở chính giữa, là thứ mà đạt đến thì cố thủ giữ gìn suốt cuộc đời, không gì lay chuyển nổi, bởi vì chính là “dừng lại, dừng lại giữ một thứ duy nhất”, cũng có nghĩa là giữ Chính Đạo vậy. Thế nên, chỉ hơi nghiêng lệch, sai vẹo đi là bất chính rồi, chỉ cần thay đổi một chút Chính Đạo đã là bất chính rồi. 

Vì thế Mạnh tử nói về người quân tử giữ chính đạo thì “Giàu sang không làm cho dâm dật, buông thả; nghèo hèn không làm thay đổi chí hướng; quyền uy không thể làm cho khuất phục”. (“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất). Khổng tử nói về chính đạo rằng: “Sáng nghe Đạo, tối có thể chết”. (“Triêu văn Đạo, tịch tử khả hĩ”).

Mạnh Tử
Mạnh Tử. (Ảnh: Wikipedia)

“Chân chính” cần “thành ý, chính tâm” mọi lúc, mọi nơi

Hứa Hoành là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là nhà thiên văn kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Một năm xảy ra loạn lạc, Hứa Hoành cùng rất nhiều người cùng chạy nạn, do đường dài xa xôi, lại mùa hè nóng nực, mọi người đều cảm thấy đói khát khó bề chịu nổi.

Lúc này có người phát hiện ra ở ven đường gần đó có một cây lê rất lớn, trên cây đầy những trái lê mát ngọt. Mọi người liền tranh nhau trèo lên cây lê hái quả ăn, chỉ có một mình Hứa Hoành vẫn ngồi ngay ngắn dưới gốc cây.

Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ, có người hỏi Hứa Hoành: Tại sao ông không hái mấy quả lê giải khát?. 

Hứa Hoành trả lời: Không phải lê của mình, sao có thể hái bừa. 

Người hỏi không nín được cười phá lên, nói rằng: Hiện nay thời cuộc loạn như thế này, mọi người ai nấy đều chạy nạn, chủ nhân của cây lê này đã không còn ở đây từ lâu rồi. Không có chủ nhân, việc gì ông phải ý tứ?.

Hứa Hoành nói: Cây lê không có chủ nhân, chẳng lẽ cái tâm của tôi cũng không có chủ nhân sao?. Hứa Hoành vẫn trước sau như một nhất định không hái lê. Hứa Hoành là bậc thành ý chính tâm vậy.

Thế mới thấy làm được “chân chính” quả không hề đơn giản, đòi hỏi có dũng khí, dám tìm cái sai trái, cong vẹo của bản thân, từ đó kiên trì nhẫn nại uốn nắn cho ngay thẳng. Đồng thời cần chân thành, chân thực với mọi người, nhất là với chính bản thân mình, tìm ra những điều còn chưa tốt, chưa thiện, chưa thực và quyết tâm thay đổi. Tất nhiên nếu đã đủ Chân thì ắt sẽ Chính, và ngược lại, khi đã đủ Chính thì ắt sẽ Chân. Nếu không đạt được cả Chân và Chính, thì đó vẫn chỉ là Giả Chân, Giả Chính mà thôi. Thực không dễ gì đạt được, nhưng nếu một người quyết chí mong muốn mình thành người Chân Chính thì người đó ắt hẳn là người tốt, người đang bước trên con đường hoàn thiện nhân cách, trở thành người tốt chân chính, thành người chân chính.

Thủy Nguyên

?


Xem thêm Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

“Chân chính” là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính, hành xử chân chính, kinh doanh chân chính,v.v… Vậy “chân chính” rốt cuộc là gì?

This post: Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

Từ chân chính là từ Hán Việt, chữ Hán viết 真正 hoặc 眞正,  bính âm zhēn zhèng. Chân chính gồm có 2 nghĩa là “chân thực, thực sự” và “ngay thẳng, chính trực”.

Để tìm hiểu rõ hơn nghĩa của từ này thì cần tìm hiểu hàm nghĩa của hai chữ Chân 眞 và Chính 正 là gì.

Thế nào là Chân (眞)?

Theo Thuyết Văn Giải Tự, Chân (眞) nghĩa là: “Tiên nhân biến hình bay lên trời” (Chân: Tiên nhân biến hình nhi đăng thiên dã”). Đây là nghĩa gốc của chữ Chân.

Thuyết Văn Giải Tự còn chú giải rằng: “Chẳng phải trước thời Thương Hiệt (vị quan của Hoàng Đế, người đã sáng tạo ra chữ Hán) đã có Chân nhân (người tu Đạo đắc Đạo gọi là Chân nhân) rồi đó sao. Mở rộng ra thành nghĩa “chân thành, chân thực”. 

Xét về cấu tạo, Thuyết Văn Giải Tự viết rằng, chữ Chân gồm chữ Hóa (化, dị thể là 匕), nghĩa là cải biến, biến đổi; chữ Mục (目) nghĩa là mắt, con mắt; một phần bộ Hệ (匸) nghĩa là che dấu, ẩn. Chữ Bát (八)  ở dưới có nghĩa là đỡ, nâng, mang (“Tòng hóa, tòng mục, tòng hệ. Bát, sở thừa tải dã”). Như vậy về cấu tạo chữ Chân có nghĩa là người biến đổi hình thể, bắt đầu từ con mắt, cuối cùng nâng người lên, bay lên và ẩn hình, biến mất, cũng có nghĩa là: “Tiên nhân biến hình”.

“Tiên nhân biến hình” nghĩa là nói về người tu Đạo. Người tu Đạo xưa còn được gọi là tu Chân, bởi vì họ yêu cầu rất khắt khe tiêu chuẩn về Chân: nói lời chân thật, làm việc chân thật, dần dần phản bổn quy chân, thành Chân nhân. 

Người tu Đạo trong quá trình tu luyện không ngừng đề cao, cuối cùng cải biến từ người thường thành người siêu thường, gọi là Chân nhân, hay Tiên nhân.

Thần tiên
“Tiên nhân biến hình” nghĩa là nói về người tu Đạo. (Ảnh: Angie/Epochtimes)

Thế nào là Chính ()?

Theo Thuyết Văn Giải Tự: “Chính () có nghĩa là đúng, phải” (nguyên văn: “Chính: thị dã”).

Về kết cấu, Thuyết Văn Giải Tự viết rằng, Chính gồm chữ Chỉ (止) nghĩa là dừng lại, dừng lại giữ 1 thứ duy nhất (Nguyên văn: “Tòng chỉ, nhất dĩ chỉ”).

Chính là ngay thẳng không cong vẹo (Nguyên văn: “Vị phương trực bất khúc”); và: “Chính giữa gọi là Chính” (Nguyên văn: “Chính trung viết chính”).

Như vậy, “Chính” có nghĩa là thành ý chính tâm, tu thân tề gia, không nảy sinh một ý nghĩ tư tâm tư lợi nào, không có một chút tâm cong vẹo nào. Chính là miệng không nói lời tà, mắt không nhìn thứ tà, tai không nghe điều tà, chân không đi đường tà, chính khí đầy đủ, ma tà tự tránh xa. Đây cũng chính là cái gọi là “Nhất chính áp bách tà”.

Làm được, giữ được Chính rất khó, vì chính chỉ có một ở chính giữa, là thứ mà đạt đến thì cố thủ giữ gìn suốt cuộc đời, không gì lay chuyển nổi, bởi vì chính là “dừng lại, dừng lại giữ một thứ duy nhất”, cũng có nghĩa là giữ Chính Đạo vậy. Thế nên, chỉ hơi nghiêng lệch, sai vẹo đi là bất chính rồi, chỉ cần thay đổi một chút Chính Đạo đã là bất chính rồi. 

Vì thế Mạnh tử nói về người quân tử giữ chính đạo thì “Giàu sang không làm cho dâm dật, buông thả; nghèo hèn không làm thay đổi chí hướng; quyền uy không thể làm cho khuất phục”. (“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất). Khổng tử nói về chính đạo rằng: “Sáng nghe Đạo, tối có thể chết”. (“Triêu văn Đạo, tịch tử khả hĩ”).

Mạnh Tử
Mạnh Tử. (Ảnh: Wikipedia)

“Chân chính” cần “thành ý, chính tâm” mọi lúc, mọi nơi

Hứa Hoành là nhà tư tưởng, nhà giáo dục và là nhà thiên văn kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Một năm xảy ra loạn lạc, Hứa Hoành cùng rất nhiều người cùng chạy nạn, do đường dài xa xôi, lại mùa hè nóng nực, mọi người đều cảm thấy đói khát khó bề chịu nổi.

Lúc này có người phát hiện ra ở ven đường gần đó có một cây lê rất lớn, trên cây đầy những trái lê mát ngọt. Mọi người liền tranh nhau trèo lên cây lê hái quả ăn, chỉ có một mình Hứa Hoành vẫn ngồi ngay ngắn dưới gốc cây.

Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ, có người hỏi Hứa Hoành: Tại sao ông không hái mấy quả lê giải khát?. 

Hứa Hoành trả lời: Không phải lê của mình, sao có thể hái bừa. 

Người hỏi không nín được cười phá lên, nói rằng: Hiện nay thời cuộc loạn như thế này, mọi người ai nấy đều chạy nạn, chủ nhân của cây lê này đã không còn ở đây từ lâu rồi. Không có chủ nhân, việc gì ông phải ý tứ?.

Hứa Hoành nói: Cây lê không có chủ nhân, chẳng lẽ cái tâm của tôi cũng không có chủ nhân sao?. Hứa Hoành vẫn trước sau như một nhất định không hái lê. Hứa Hoành là bậc thành ý chính tâm vậy.

Thế mới thấy làm được “chân chính” quả không hề đơn giản, đòi hỏi có dũng khí, dám tìm cái sai trái, cong vẹo của bản thân, từ đó kiên trì nhẫn nại uốn nắn cho ngay thẳng. Đồng thời cần chân thành, chân thực với mọi người, nhất là với chính bản thân mình, tìm ra những điều còn chưa tốt, chưa thiện, chưa thực và quyết tâm thay đổi. Tất nhiên nếu đã đủ Chân thì ắt sẽ Chính, và ngược lại, khi đã đủ Chính thì ắt sẽ Chân. Nếu không đạt được cả Chân và Chính, thì đó vẫn chỉ là Giả Chân, Giả Chính mà thôi. Thực không dễ gì đạt được, nhưng nếu một người quyết chí mong muốn mình thành người Chân Chính thì người đó ắt hẳn là người tốt, người đang bước trên con đường hoàn thiện nhân cách, trở thành người tốt chân chính, thành người chân chính.

Thủy Nguyên

?


Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button