Bụi Phấn, một ca khúc nói về thầy cô nổi tiếng và quen thuộc với biết bao thế hệ học sinh. Bất kỳ ai từng ngồi trên ghế nhà trường đều thuộc lòng những câu hát với lời lẽ chân thực giản dị “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…”. Và cứ đến mùa tựu trường, bế giảng hay 20/11, bài hát Bụi Phấn lại vang lên như để tôn vinh những thầy cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Bài hát Bụi Phấn do nhạc sĩ Vũ Hoàng sáng tác vào năm 1982, năm đầu tiên Nhà nước công nhận ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
This post: Thầy giáo trong ca khúc Bụi Phấn là ai?
Theo lời kể của nhạc sĩ Vũ Hoàng, người thầy trong bài hát “Bụi Phấn” là nhạc sỹ Trương Quang Lục, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Trái đất này là của chúng mình, Vàm Cỏ Đông, Tuổi mười lăm…
Trong một buổi học về sáng tác thực tế, nhạc sĩ Trương Quang Lục đã viết 3 đoạn nhạc lên bảng, sau đó ông diễn tấu minh họa trên cây đàn piano. Khi nhìn thấy thầy cúi xuống đánh đàn cùng bụi phấn vương trên tóc, nhạc sĩ trẻ Lê Văn Lộc ngồi bên dưới đã viết ra mấy câu “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy. Em yêu phút giây này, tóc thầy như bạc thêm, để cho em bài học hay.”
Sau đó, nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã đưa đoạn nhạc đó cho nhạc sĩ Vũ Hoàng. Sau những lần sửa đổi và thêm một số câu, nhạc sĩ Vũ Hoàng đã cho ra bài hát Bụi Phấn.
Bài hát Bụi Phấn được cất lên lần đầu tiên vào ngày 20/11/1982, bởi 2000 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM.
Lời bài hát Bụi Phấn
Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ
Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Cho em bài học hay
Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ
Mai sau lớn nên người làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp