Tổng Hợp

Thanh niên tình nguyện là gì? Chính sách đối với thanh niên tình nguyện?

 

Thanh niên tình nguyện là gì? Chính sách đối với thanh niên tình nguyện?

This post: Thanh niên tình nguyện là gì? Chính sách đối với thanh niên tình nguyện?

Tình nguyện là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chắc hẳn ai cũng đã và được nghe thấy trên rất nhiều trang thông tin truyền thông như Thời sự, báo, internet nói về vai trò và ý nghĩa của hoạt động này. Tình nguyện viên thường được biết đến với những công tác xã hội như từ thiện, giúp đỡ những người dân phải chịu ảnh hưởng của thiên tai hay những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Đa phần lực lượng tham gia tình nguyện trong giai đoạn hiện nay đều là những thanh niên có sức trẻ, có nhiệt huyết và lòng nhân ái. Để đảm bảo vai trò của các chủ thể này pháp luật đã ban hành các quy định về thanh niên tình nguyện. Bài viết dưới đây Mầm Non Ánh Dương sẽ giúp người đọc tìm hiểu thanh niên tình nguyện là gì và các chính sách đối với thanh niên tình nguyện?

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 

1. Thanh niên tình nguyện là gì? 

Theo những định nghĩa của Unesco đưa ra định nghĩa cụ thể về tình nguyện viên như sau: “Tình nguyện viên là những con người hoặc một cá nhân dùng thời gian, năng lực, sức khỏe và sự hiểu biết của bản thân mình để mang đến những sự đóng góp, giúp đỡ cho cộng đồng đồng và những người xung quanh vì một mục đích cao cả.”

Nói cách khác, những việc làm của tình nguyện viên đều xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, mong muốn góp một chút công sức nhỏ của mình để giúp đỡ những người xung quanh, giúp cho họ có thể sống được trong một hoàn cảnh tốt hơn.

Thanh niên tình nguyện trong giai đoạn hiện nay là khái niệm được sư dụng nhằm để chỉ hoạt động xã hội có sức lôi cuốn đông đảo sinh viên tham gia với tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm cao, không quản ngại khó khăn gian khổ vì lợi ích của xã hội, cộng đồng, thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh.

Bên cạnh những đóng góp của bản thân cho xã hội, cộng đồng thì nếu làm tình nguyện viên bạn còn nhận lại được cho chính mình rất nhiều lợi ích khác mà có thể bạn chưa bao giờ ngờ tới.

Việc thanh niên tham gia tình nguyện đã góp vai trò quan trọng để giúp các thanh niên đó học hỏi thêm được nhiều kỹ năng mới từ những hoạt động từng tham gia.

Với những thanh niên hay tham gia các chương trình làm từ thiện thì việc giúp đỡ những người bất hạnh hơn sẽ làm cho các thanh niên đó có cơ hội nhìn nhận lại những gì mình đang có, biết quý trọng sức khỏe, hạnh phúc của mình hơn. Quan trọng nhất, các thanh niên đó sẽ nhìn nhận được những ý nghĩa sẻ chia của cuộc sống.

Chính việc tham gia các chương trình hoạt động tình nguyện sẽ làm cho thanh niên có được cho mình một mạng lưới quan hệ rộng rãi từ trong đến ngoài nước. Bên cạnh đó còn nhận được những kinh nghiệm mới cho bản thân và đúc kết thêm những giá trị cuộc sống.

2. Chính sách đối với thanh niên tình nguyện:

Theo Điều 9 Nghị định 17/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án được quy định như sau:

“1. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký hợp đồng lao động; được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

2. Được hưởng các chế độ tiền lương hoặc tiền công, phụ cấp, trợ cấp, công tác phí và chế độ, chính sách khác quy định trong chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Được trang bị phương tiện làm việc và phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.

4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

5. Được phân công, giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và nhu cầu bố trí, sử dụng thanh niên tình nguyện.

6. Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

7. Được chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện tạo điều kiện về nơi ở; tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội tại địa phương.

8. Được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương.

9. Đối với các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội của thanh niên tình nguyện được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đánh giá có hiệu quả, tính khả thi cao thì được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ tổ chức triển khai thực hiện.

10. Thanh niên tình nguyện có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

11. Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.”

Theo Điều 11 Nghị định 17/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện được quy định cụ thể như sau:

“1. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động tình nguyện.

2. Được trang bị phương tiện làm việc, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.

3. Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Thanh niên tình nguyện bị chết hoặc bị thương khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

5. Thanh niên tình nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ bị chết thì được hỗ trợ mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp thanh niên tình nguyện không tham gia bảo hiểm xã hội thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị, tổ chức hoạt động tình nguyện hỗ trợ mai táng và phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.

6. Thanh niên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện trong khi đang thực hiện nhiệm vụ tình nguyện bị tai nạn thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện bảo đảm các chính sách sau đây:

a) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng bị suy giảm;

b) Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì ngoài chế độ hỗ trợ được hưởng theo quy định tại điểm a Khoản này còn được hưởng trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được tăng thêm tối thiểu là 1.000.000 đồng;

c) Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần với số tiền tối thiểu là 50.000.000 đồng.

7. Thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế nhà nước, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của Nhân dân mà bị thương cần điều trị theo kết luận của cơ quan y tế thì thời gian nghỉ làm việc để điều trị vẫn được tính vào thời gian công tác để hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

8. Thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và của Nhân dân mà bị thương cần điều trị theo kết luận của cơ quan y tế, làm gián đoạn quá trình học tập thì được tạo điều kiện để hoàn thành chương trình học tập.”

Ta nhận thấy, Nghị định 17/2021/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành đã đưa ra quy định chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình, đề án, dự án; chính sách đối với thanh niên tình nguyện, cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án sẽ được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc ký hợp đồng lao động; được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; được hưởng các chế độ tiền lương hoặc tiền công, phụ cấp, trợ cấp, công tác phí và chế độ, chính sách khác quy định trong chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được trang bị phương tiện làm việc và phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu của các nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.

Bên cạnh đó thì thanh niên tình nguyện sẽ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; được phân công, giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và nhu cầu bố trí, sử dụng thanh niên tình nguyện; được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; bên cạnh đó còn được chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện tạo điều kiện về nơi ở; tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội tại địa phương; không những thế mà thanh niên tình nguyện sẽ được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương theo đúng quy định pháp luật.

Đối với các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội của thanh niên tình nguyện khi được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đánh giá là có hiệu quả, tính khả thi cao thì theo quy định sẽ được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với những chủ thể là thanh niên tình nguyện có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định rằng, các thanh niên tham tình nguyện khi gia hoạt động tình nguyện bị chết thì sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button