Giáo dục

Tả cây bằng lăng

Đề bài: Tả cây bằng lăng

ta cay bang lang

This post: Tả cây bằng lăng

Bài văn Tả cây bằng lăng
 

I. Dàn ý Tả cây bằng lăng

1. Mở bài

Giới thiệu cây bằng lăng: vị trí, bao nhiêu tuổi, ai trồng?

2. Thân bài

– Thân cây xù xì, kích thước ra sao?
– Lá cây hình gì? Mọc như thế nào?
– Hoa màu gì? Nở ra sao?

3. Kết bài

Tình cảm e dành cho cây bằng lăng như thế nào?
 

II. Bài văn mẫu Tả cây bằng lăng

1. Tả cây bằng lăng, mẫu số 1:

Nếu như trước nhà hàng xóm thường trồng hoa giấy, hoa hồng thì trước cổng nhà em lại là cây bằng lăng xanh tốt. Cây bằng lăng này được bố em trồng tặng mẹ em, vì vậy, nó thậm chí còn nhiều tuổi hơn cả em.

Cây bằng lăng mọc rất cao, cành lá xum xuê che bóng cho cả một khoảng sân và cổng nhà. Nhìn từ xa, cây bằng lăng như một chiếc ô khổng lồ vậy. Mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc. Mùa hè, lá cây xanh mướt, tỏa bóng mát một khoảng trước nhà. Dưới tán cây, bố em có kê một bộ bàn ghế đá để mọi người có thể ngồi hóng gió những khi thời tiết oi ả. Bằng lăng là giống cây thuộc họ thân gỗ vì vậy, nó có thể sống rất nhiều năm bên cạnh con người. Cây cao khoảng hơn một mét sẽ phát triển cành và nhánh rất rộng. Thân cây không to lắm, có màu nâu xám, thỉnh thoảng lại có vài vết mốc trắng bám ngoài vỏ cây. Lá cây xanh đậm mọc đối xứng từ một cành nhỏ. Mặt sau của lá ram ráp vì những đường gân nổi không ngừng vươn ra xa. Những chiếc lá xanh không ngừng lớn lên tạo thành bóng râm mát rượi dưới ánh nắng chói chang của mùa hè. Khi mới nở, hoa bằng lăng có màu tím đậm. Theo thời gian, khi hoa dần tàn đi, cánh hóa sẽ có màu tím nhạt. Hoa bằng lăng có nhụy màu vàng óng. Dưới ánh nắng, những chùm hoa đung đưa, khoe sắc khiến em cảm thấy thật lung linh. Em cũng hiểu được phần nào lý do mẹ em yêu thích loài hoa này.

Mẹ thường bảo: “Màu tím là biểu tượng cho sự thủy chung!” Em sẽ luôn ghi nhớ điều này và luôn yêu thích loại cây có hoa màu tím này.

>> Những bài văn tả cây cối hay cho học sinh lớp 5:

Tả cây bằng lăng là một trong những bài văn hay lớp 5 mà các em học sinh cần tìm đọc, tham khảo. Ngoài ra, để rèn luyện khả năng quan sát, tả cảnh bằng ngôn từ, các em cũng cần tham khảo các bài văn tả cây cối khác như: Tả cây phong, tả cây bàng đang thay lá, tả một cây cổ thụ mà Mầm Non Ánh Dương đã biên tập trước đó.
 

2. Tả cây bằng lăng, mẫu số 2:

Trên đường đi học về, hai bên lề đường được trồng hai hàng cây bằng lăng tươi tốt. Hai hàng bằng lăng này được các anh chị trong hội thanh niên trồng cùng đã được mấy năm.

Giờ đây, chúng không ngừng tươi tốt, vươn mình thật cao đón ánh nắng chói chang của trên bầu trời. Hai hàng cây được trồng thẳng tắp nhìn xa cứ như đội quân đang xếp hàng nghiêm chỉnh vậy. Mới trồng mấy năm, thân cây còn khá mảnh khảnh, nhưng tán cây đã tỏa rộng khắp đường. Thân cây không có vỏ cứng hay xù xì như cây nhãn. Phần vỏ cây mỏng, có màu nâu xám. Cành cây không ngừng vươn rộng và cao đón hết thảy mọi ánh nắng. Những chiếc lá xanh mơn mởn, rung rinh trong gió. Lá ở trên cây khá cao, em không thể chạm tới. Tuy vậy, nhiều lúc, em có cảm giác mỗi lần đi học về, những chiếc lá đung đưa như đang chào đón em vậy. Hằng ngày, đi qua con đường ấy, những cây bằng lăng bỗng trở thành người bạn thân thiết, gần gũi với em. Những buổi trưa hè đi học về, em không bị ánh nắng rọi tới tất cả đều nhờ những tán cây bằng lăng che chở. Mùa hè, hoa bằng lăng nở rộ thành từng chùm. Những bông hoa màu tím giản dị nhưng vẫn bắt mắt bởi phần nhụy hoa màu vàng óng. Cánh hoa khi tàn rụng đầy xuống mặt đường. Những cánh hoa mỏng manh như lụa rơi xuống tạo thành một tấm thảm màu tím nhạt vô cùng đẹp mắt.

Chốc chốc vài cơn gió thổi qua cuốn những cánh hoa bay vào không trung, một cảnh tượng thật thơ mộng. Những cây bằng lăng bên đường từ lúc nào bỗng trở thành những người bạn của em.
 

3. Tả cây bằng lăng, mẫu số 3:

Trường em có phong trào trồng và chăm sóc cây xanh. Mỗi lớp sẽ được giao nhiệm vụ chăm sóc một cây thân gỗ và trồng hoa xung quanh gốc cây ấy.

Lớp em được giao cho chăm sóc một cây bằng lăng. Nghe nói, đến năm nay, cây cũng được ba tuổi rồi. So với những cây nhãn và cây bàng xung quanh, dường như gốc bằng lăng của lớp em có phần nhỏ hơn. Thân cây cũng nhẵn nhụi hơn và không có vỏ khô nứt như cây nhãn. Dù chỉ cao hơn một mét nhưng tán cây xòe rộng, xanh tốt, che bóng cho một khoảng sân trường. Lá cây màu xanh lục hình oval khá dài. Thỉnh thoảng, vài cơn gió thổi qua, những chiếc lá lại đung đưa như đang ca lên khúc ca chào hè. Ngày ngày, lớp em thay phiên nhau tưới nước và chăm sóc bồn hoa dưới gốc bằng lăng để khuôn viên trường thêm đẹp hơn. Cây bằng lăng cũng được hơn hai tuổi rồi nhưng vẫn chưa ra hoa lần nào. Lớp em đều nỗ lực chăm sóc mong được thấy những bông hoa xinh đẹp. Thật may mắn, buổi học cuối cùng trước khi nghỉ hè, lúc tan học, e đột nhiên phát hiện những đốm tím đang phất phơ dưới ánh nắng mùa hạ. Dù chưa nở từng chùm hoa lớn như em từng nhìn thấy ở những cây bằng lăng già nhưng từng chiếc nụ li ti đã đủ làm em cảm thấy thích thú. Công chăm sóc của cả lớp một năm học đã được nhìn thấy. Rồi đây, những chiếc nụ xanh tròn tròn sẽ bung nở thành từng bông hoa tím biếc. Từng cánh hoa mềm như lụa, mong manh trước gió. Những chú ong sẽ có cơ hội hút no mật và những chú bướm xinh xắn thì chứa đầy những túi phấn. Thật tiếc khi phải chia tay cây bằng lăng mấy tháng.

Em đã hẹn với cô bạn thân thỉnh thoảng tới thăm cây bằng lăng để xem hoa nở đẹp ra sao. Em thật sự rất thích cây bằng lăng tự tay mình đã chăm sóc.

———————-HẾT———————-

Với 3 dàn ý chia sẻ cách tả cây bằng lăng ở trên, các em đã phần nào hiểu rõ về cách xây dựng nội dung cho bài văn tả cây cối rồi đúng không. Ngoài ra, để rèn luyện thêm cách viết các bài văn mẫu lớp 5 theo nhiều chủ đề khác nhau, các em có thể tham khảo thêm các bài văn Tả cây ăn quả, tả ngôi trường thân yêu, tả cảnh trường em, tả cây ăn quả mà em thích,…

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button