Đề bài: Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
This post: Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão
I. Dàn ý Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Thuật hoài và nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão được thể hiện trong hai câu thơ cuối.
2. Thân bài
– Hai câu thơ cuối đã giãi bày được nỗi lòng của tác giả, đó cũng là hùng tâm tráng chí của người anh hùng.
+ “Công danh” là lẽ sống, lí tưởng sống cao cả của những trang nam nhi trong xã hội phong kiến xưa.
+ Thân làm trai mà chưa trả xong món nợ công danh thì chưa hoàn thành trách nhiệm với cuộc đời
+ “Nam nhi vị liễu công danh trái” ý chí hoài bão cứu nước, lập lên công danh hiển hách.
=> Quan niệm sống đẹp, vừa mang tư tưởng của thời đại, vừa mang tinh thần sâu sắc. Đó là ý thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước, là tư thế sẵn sàng xông pha trận địa để giữ vững sự bình yên cho đất nước.
– Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Phạm Ngũ Lão còn được thể hiện qua nỗi “thẹn” của bản thân:
+ “Vũ Hầu” tức Khổng Minh Gia Cát Lượng, vị quân sư tài ba đã phò tá Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán, Vũ Hầu cũng là tấm gương sáng về chí làm trai.
+ Đứng trước tấm gương Vũ Hầu, Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn vì bản thân chưa làm nên được những sự nghiệp hiển hách, chưa dùng được hết tài trí của bản thân để giúp cho dân yên, nước mạnh.
+ Nỗi “thẹn” ở đây chính là biểu hiện cao đẹp, đáng quý nhất của một trang nam tử, nó thể hiện được hoài bão, lí tưởng và ý thức trách nhiệm sâu sắc với cuộc đời.
3. Kết bài
Cảm nhận chung
II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về Sự hổ thẹn trong bài Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão (Chuẩn)
Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão không chỉ tái hiện được hào khí Đông A mạnh mẽ, oai hùng của thời nhà Trần mà còn thể hiện được khát vọng cao đẹp và nhân cách cao cả của nhà thơ. Điều này được thể hiện rõ nét trong hai câu thơ cuối bài thơ, khi Phạm Ngũ Lão bộc lộ nỗi thẹn với Vũ Hầu – nỗi thẹn cao đẹp của một trang nam nhi mang trong mình hoài bão cứu nước giúp đời và tinh thần trách nhiệm cao với vận mệnh đất nước.
Hai câu thơ cuối đã giãi bày được nỗi lòng của tác giả, đó cũng là hùng tâm tráng chí của người anh hùng:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì lúa thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)
“Công danh” là lẽ sống, lí tưởng sống cao cả của những trang nam nhi trong xã hội phong kiến xưa. Thân làm trai mà chưa trả xong món nợ công danh thì chưa hoàn thành trách nhiệm với cuộc đời như Nguyễn Công Trứ từng viết: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. “Nam nhi vị liễu công danh trái” ý chí hoài bão cứu nước, lập lên công danh hiển hách. Đặt câu thơ trong bối cảnh đất nước hỗn loạn, khi vó ngựa của kẻ xâm lược trực chờ xâm phạm bờ cõi mới thấy hết được chí làm trai ấy đáng quý biết bao. Để bảo vệ đất nước, mang đến sự bình yên cho nhân dân, triều đại, nhà thơ và những trang nam nhi khác trong xã hội đương thời sẵn sàng từ bỏ cuộc sống tầm thường, ích kỉ, vui vầy bên vợ con mà sẵn sàng xông pha trận mạc “Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu”.
Món nợ công danh và chí của người làm trai được nhắc đến trong câu thơ đã thể hiện quan niệm sống đẹp, vừa mang tư tưởng của thời đại, vừa mang tinh thần sâu sắc. Đó là ý thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước, là tư thế sẵn sàng xông pha trận địa để giữ vững sự bình yên cho đất nước.
Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Phạm Ngũ Lão còn được thể hiện qua nỗi “thẹn” của bản thân:
“Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu”
Khát khao lập công danh càng lớn thì nhà thơ càng đặt ra những mục tiêu lớn lao cho bản thân, bởi vậy mà ông thấy những đóng góp của bản thân vẫn còn quá nhỏ bé, món nợ công danh chưa trả xong, ông cho rằng bản thân còn “vương nợ” nên cảm thấy thẹn trước khi nhìn về tấm gương của tiền nhân. “Vũ Hầu” tức Khổng Minh Gia Cát Lượng, vị quân sư tài ba đã phò tá Lưu Bị khôi phục lại nhà Hán, Vũ Hầu cũng là tấm gương sáng về chí làm trai. Đứng trước Vũ Hầu, dù bản thân đã lập được rất nhiều công danh thì Phạm Ngũ Lão vẫn cảm thấy chưa đủm, vẫn cảm thấy thẹn vì bản thân chưa làm nên được những sự nghiệp hiển hách như Vũ Hầu, chưa dùng được hết tài trí của bản thân để giúp cho dân yên, nước mạnh. Nỗi thẹn ấy còn bộc lộ ý thức muốn hoàn thiện mình. “thẹn” ở đây chính là biểu hiện cao đẹp, đáng quý nhất của một trang nam tử, nó thể hiện được hoài bão, lí tưởng và ý thức trách nhiệm sâu sắc với cuộc đời.
Bài thơ đã mang đến cho chúng ta những cảm nhận đẹp đẽ về tinh thần dân tộc, lí tưởng cứu nước cao đẹp của những trang nam nhi thời Trần. Để phát huy tinh thần dân tộc của Phạm Ngũ Lão và bao thế hệ cha anh đi trước, ngày nay mỗi chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện để góp một phần công sức cho sự phát triển của đất nước, dân tộc mình.
—————-HẾT—————–
Để có những cảm nhận trọn vẹn về vẻ đẹp của quân tướng nhà Trần cũng như khát vọng, lí tưởng cao đẹp của Phạm Ngũ Lão được thể hiện trong Thuật Hoài, các em có thể tham khảo thêm: Hình ảnh trang nam nhi thời trần trong bài Thuật hoài (Tỏ lòng) Phạm Ngũ Lão, Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần, Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng, Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục