Giáo dục

Soạn bài Ra-Ma buộc tội (Trích khúc ca VI, chương 79 Ra-ma-ya-na) – Soạn văn 10

Câu 1: Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a) Công chúng đó bao gồm những ai?

A. Anh em, bạn hữu của Ra-ma.

B. Đội quân của loài khỉ Va-na-ra.

C. Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa.

D. Tất cả những đối tượng trên.

b) Hoàn cảnh ấy có tác động thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta? (Phân tích những câu cho thấy ý thức của Ra-ma, Xi-ta về tình thế “trước mặt những người khác”, “trước mặt đông đủ mọi người”,…).

Trả lời:

a) Đáp án D. Sau khi giành được chiến thắng, Rama và Xita gặp lại nhau trước sự chứng kiến của tất cả mọi người bao gồm: Anh em, bạn hữu của Ra-ma; Đội quân của loài khỉ Va-na-ra; Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa

This post: Soạn bài Ra-Ma buộc tội (Trích khúc ca VI, chương 79 Ra-ma-ya-na) – Soạn văn 10

b) Sự tác động của hoàn cảnh đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật:

Bạn đang xem: Soạn bài Ra-Ma buộc tội (Trích khúc ca VI, chương 79 Ra-ma-ya-na)
– Soạn văn 10

Trong hoàn cảnh ấy Ra-ma và Xi-ta đứng trước tư cách kép ( một người vừa là vua của một nước vừa là người chồng; người còn lại vừa là vợ vừa là hoàng hậu của một nước). Vì vậy, hành động, ngôn ngữ của hai người bắt buộc phải dựa trên phương diện là một cặp vợ chồng, là nhà vua và vợ của nhà vua, đồng thời là những người đại diện cho đất nước.

=> Hoàn cảnh ấy là một mấu chốt tạo diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Ngoài ra còn đặt tâm trạng của hai nhân vật vào tình huống khó xử vì vậy tạo tâm lý càng trở nên căng thẳng hơn. Cả hai nhân vật phải cẩn trọng trong mọi hành vi, bao gồm cả lời nói, cả hành động. Làm sao mà vừa giữ được vẻ oai phong của một vị vua, vừa làm tròn trách nhiệm của người chồng; làm sao để thể hiện sự cao quý của hoàng hậu cũng như tấm lòng của người vợ, làm sao trong lời nói thể hiện được sự chân thành nhất, trong hành động thể hiện được sự cao quý nhằm để mọi người thấy và hiểu tấm lòng của mình.

Câu 2: Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

A. Danh dự của anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.

B. Tình yêu thương của người chồng đối với người vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.

C. Cả hai lí do trên.

b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?

A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

C. Cả hai lí do trên.

c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.

Trả lời:

a) Đáp án A. Theo như tác phẩm đề cập đến thì cuộc giao tranh giữa Ra-ma và quỷ Ra-va-na với mục đích nhằm bảo vệ danh dự người anh hùng đã bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp người vợ yêu quý của chàng.

b) Đáp án C. Danh dự rất quan trọng với người anh hùng, đặc biệt khi Rama lại là một vị vua. Điều đó không cho phép người anh hùng chấp nhận việc người vợ đã chung chạ với kẻ khác. Tuy nhiên cuộc chiến của Rama cũng đồng thời thể hiện sự ghen tuông của một người chồng.

c) Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma như: uy tín, tiếng tăm, nhân phẩm anh hùng, sự lăng nhục, trả thù, gia đình cao quý…

– Những từ ngữ nhấn mạnh đến nội dung tài nghệ và danh dự của con người. Nó cho thấy Rama nhận thức được trách nhiệm, vai trò của bản thân đồng thời đặt khuôn mẫu của xã hội vào bản thân mà hành động. Từ đó, phẩm chất người anh hùng được bộc lộ rõ ràng rằng không chịu sự lăng mạ của kẻ thù, không e hèn hay bạc nhược, không chấp nhận những vết nhơ xuất hiện trong cuộc sống của mình. Điều đó thể hiện bằng thái độ quyết tâm khi từ bỏ người vợ yêu quý.

– Ra-ma có thể coi là người anh hùng cộng đồng đúng nghĩa với những phẩm chất vô cùng lý tưởng, không thể phủ nhận những hành động đáng nể của anh cũng không thể phủ nhận cách hành xử của anh trước tất cả mọi người.

d) Thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa:

– Về cử chỉ: Ra-ma ngồi yên, mắt dán xuống đất vờ như không quan tâm.

-> Thực chất, có thể thấy Rama đang diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm mạnh mẽ. Đó là sự căng thẳng, giằng xé và đôi phần bất lực khi phải tận mắt chứng kiến người vợ của mình đối mặt với cái chết. Tuy nhiên anh không thể nào làm khác. Cử chỉ của chàng là nỗi đau đớn từ trái tim đến sự cam chịu trong hành động. Có những ý kiến cho rằng Rama hèn nhát khi chứng kiến người vợ mình hết mực yêu thương đứng trước cái chết. Vậy nhưng ta phải nhìn vào tình huống trong tác phẩm để thấy rama không hèn nhát, trái lại là kiên cường , mạnh mẽ và đáng nể phục.

Câu 3: Trong lời đáp của mình, Xi-ta nhấn mạnh như thế nào về:

– Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém?

– Sự khác biệt giữa điều tuỳ thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác (“cái thân thiếp đây”) và điều trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây”)?

Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hoá Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về hành động quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khấn thần A-nhi của nàng Xi-ta?

Trả lời:

– Xi-ta lấy lại vị thế của mình bằng việc khẳng định đức hạnh cũng như vị thế của bản thân. Nàng đưa ra lý lẽ rằng tư cách của nàng hoàn toàn khác với hành vi của loại phụ nữ thấp hèn khác. Nàng còn lấy cả tư cách ra để thề (Xi-ta vốn là con của nữ thần Đất Mẹ). Xi-ta đức hạnh và cao quý vô cùng. Bởi vậy, ngay từ trong lời nói của nàng đã toát lên sức mạnh nội lực, đầy kiên quyết, đầy sức thuyết phục và thấu tình đạt lý.

– Xi-ta đưa ra lý lẽ sắc bén và thuyết phục rằng thân thể là thứ mà trong lúc ngất đi, nàng không thể kiểm soát được. Đó là lý do khiến kẻ xấu làm hại tới nàng. Còn trái tim nàng là của nàng, thuộc về nàng, nghe theo cảm xúc, nghe theo lý trí của nàng, do nàng điều khiển,. Vì vậy, nó không bao giờ có chút lung lay, thay đổi, nàng một lòng giữ trọn chung thủy với Rama.

– Xi-ta chọn cách tự thiêu và nhờ cậy thần linh chứng minh cho sự trong sạch của mình. Đây rõ ràng là một phép thử, là hành động vừa mạnh mẽ vừa bi thương nhằm chứng minh tiết hạnh của bản thân. Điều này bộc lộ và làm nổi bật phẩm chất trong sạch, cao quý, ngay thẳng, thủy chung một lòng, không mảy may sợ hãi ngay khi đứng trước cái chết của nàng.

Câu 4: Phân tích thái độ của công chung và nêu cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa. 

Trả lời:

– Công chúng ai nấy đều rưng rưng xúc động, thương cảm và xót xa cho Xi-ta (từ các phụ nữ cho tới cả loài Rắc-sa-xa và loài Va-na-ra đều kêu khóc thảm thương). Một người vợ, một hoàng hậu cao quý nay phải đặt mình trước ngọn lửa để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

– Mọi người rất tin tưởng, tôn trọng và không mảy may nghi ngờ vào đức hạnh, phẩm chất cao quý, tấm lòng trong sạch của Xi-ta.

– Cảnh Xi-ta bước vào lửa khiến ai nấy đều đau đớn đến rơi lệ đồng thời cảm phục trước bản lĩnh kiên cường của Xi-ta. Vốn xuất thân hơn người lại là hoàng hậu một nước lại bị mang tiếng không hay, Xi- ta quyết chấp nhận cái chết để minh oan, chứng minh sự trong sạch của bản thân. Hành động của nàng quyết đoán làm bật lên giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm.

– Một người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ lí tưởng ở Ấn Độ xưa ( xuất thân danh giá, phẩm chất tốt, hành xử đáng khen…).

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button