Câu 1. Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. Những giai đoạn và thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn.
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
Văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
1. Chặng đường 1945 – 1954: Đất nước vừa giành được độc lập
2. Chặng đường 1955 – 1964: Công cuộc xây dựng CNXH và cuộc chống pháp của nhân dân ta
3. Chặng đường từ 1965 – 1975: Chủ đề yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh Hùng.
4. Chặng đường từ 1975 đến thế kỉ XX: Đổi mới và mở rộng thơ ca sau năm 1975 đề tài cuộc sống sau chiến tranh.
Câu 2. Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975?
Trả lời:
– Văn học gắn với cách mạng với sự nghiệp giải phóng dân tộc
– Văn học đề cao cái “ tôi” hòa vào cái “ ta” chung của dân tộc
– Mang tính thời đại sâu sắc
Câu 3. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Hồ Chủ tịch?
Trả lời:
* Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh:
– Hồ Chí Minh coi nghệ thuật là thứ vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
– Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
– Người luôn tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “viết để làm gì?” (mục đích), “viết cái gì?” (nội dung), và “viết như thế nào?” (hình thức).
* Chứng minh :
– “ Những trò lố hay của Varen và Phan Bội Châu” đã vạch rõ sự lỗ lăng bịch bợm, ác ôn của kẻ thù thực dân pháp
– Viết cho nhân dân ta, cho toàn thể con người để vạch rõ tội ác của chúng.
Câu 4. Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn)? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
* Mục đích, đối tượng.
– Mục đích:
+ Khẳng định quyền lợi tự do dân tộc của người dân Việt Nam.
+ Cuộc tranh luận ngầm vạch trần luận điệu xảo trá của kẻ địch và dư luận quốc tế.
– Đối tượng hướng đến của bản Tuyên ngôn:
+ Đồng bào cả nước
+ Nhân dân thế giới
+ Bọn đế quốc Anh, Mĩ, thực dân Pháp
* Chứng minh Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn
– Về hình thức: Cấu trúc, các hình ảnh, luận điệu, chặt chẽ
– Về nội dung :
+ Lý lẽ sắc bén tố cáo tội ác của kẻ thù và khẳng định độc lập của dân tộc
+ Hệ thống dẫn chứng phong phú, dùng chân lý về hai bản tuyên ngôn Pháp, Mỹ để chặn họng kẻ thù, được ví như là quả táo đối với chúng ta lại như lựu đạn đối với kẻ thù
+ Tình cảm chan chứa, yêu nước thương nòi,và căm phẫn kẻ thù tột độ, vì chúng tắm cuộc khởi nghĩa nhân dân ta trong bể máu
Câu 5. Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị ? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
* Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị vì:
– Thơ Tố Hữu phục vụ kháng chiến, thơ ông gắn liền với các chặng đường đấu tranh của dân tộc, thơ ông về chủ đề chính trị: sự kiện lớn dân tộc, về Bác, về sự nghiệp cách mạng của mình…
– Trữ tình vì đó là tình cảm lớn dành cho tình dân tộc, đó không phải là thứ tình cảm đời thường riêng tư
* Phân tích khung hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
– Thơ ông mang lẽ sống lớn
– Thơ ông mang tình cảm lớn
– Thơ ông mang niềm vui lớn
* Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam ông được coi là nhà thơ trữ tình – chính trị, vì:
– Nghệ thuật của Tố Hữu là nghệ thuật gắn với sự kiện gắn với chính trị với những nhiệm vụ cơ bản về mỗi giai đoạn cách mạng.
– Mang tính trữ tình của cái “tôi” cá thể bừng sáng và thức tỉnh sâu sắc lí tưởng cách mạng. Một cái “tôi” riêng tư, riêng tư nhưng vẫn gắn bó, hoà hợp với cái chung – một con người ở giữa mọi người trong cuộc chiến đấu.
* Thơ ông mang tính sử thi thể hiện cái “tôi” dân tộc và cách mạng.
– Thơ Tố Hữu cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Thơ ông tập trung thể hiện vẻ đẹp lí tưởng tin tưởng vào ánh sáng chân lý của Đảng
Câu 6. Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện ở những phương diện sau:
– Thể thơ lục bát truyền thống.
– Đại từ xưng hô “ta” và “mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau.
– Sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao.
– Gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Câu 7. Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô-xtôi-ép-xki (X. Xvai-gơ).
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
Trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô-xtôi-ép-xki (X. Xvai-gơ). Trong các bài , luận điểm, lý lẽ dẫn chứng được các nhà văn, nhà phê bình văn học triển khai logic, hợp lý trong phần mở đầu: dẫn dắt vấn đề cần bàn luận trong phần thân bài : các luận điểm được triển khai bằng các dẫn chứng lý lẽ thuyết phục cách sắp xếp dẫn chứng độc đáo: ví dụ trong bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” Phạm Văn Đồng Trình bày những nét đặc sắc về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói về con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Trong phần kết bài: tác gia khẳng định lại vấn đề.
Câu 8. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (So sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu).
Trả lời:
– Vẻ đẹp bi tráng hi sinh vì độc lập dân tộc, bi thương nhưng không bi lụy, rất hào hùng.
Câu 9. Những khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước, quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) với đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
* Đất nước của Nguyễn Đình Thi :
– Hình ảnh đất nước trong mùa thu qua hai thời điểm lịch sử khác nhau.
– Đất nước hào hùng trong chiến đấu.
– Đất nước vinh quang trong chiến thắng.
– Cảm xúc thăng hoa trong lí trí.
– Hình ảnh thơ chắt lọc từ cuộc sống chiến đấu.
* Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm :
– Đất nước bắt đầu từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất và bình dị nhất trong đời sống vật chất, trong đời sống tâm linh của con người.
– Đất nước được cảm nhận từ phương diện địa lí, lịch sử, thời gian và không gian.
– Đất nước là nơi thống nhất các yếu tố lịch sử, văn hoá, phong tục.
– Cảm xúc lắng sâu trong nhận thức và trách nhiệm.
– Hình ảnh thơ được khơi nguồn trong ca dao, dân ca.
=> Nguyễn Khoa Điềm khai thác hình tượng đất nước từ góc nhìn văn hoá dân tộc. Còn Nguyễn Đình Thi lại triển khai góc nhìn từ những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Câu 10. Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh chị cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu của bài thơ này.
Trả lời:
– Tâm hồn khát khao được yêu và yêu.
– Sự chung thủy trong tình yêu.
– Sự mạnh mẽ đi tìm tình yêu của đời mình.
– Những lo âu, hoài nghi về sự mỏng manh của tình yêu.
Câu 11. Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: Dọn về làng (Nông Quốc Chân), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi (tố Hữu)
Trả lời
– Dọn về làng (Nông Quốc Chân):
+ Về nội dung: diễn tả niềm vui giải phóng và nỗi đau chiến tranh với thực dân
+ Về nghệ thuật: độc đáo, hình ảnh chân thật mộc mạc
– Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
+ Về nội dung: tình yêu Tây Bắc và khát vọng dâng hiến
+ Về nghệ thuật: sáng tạo, triết luận
– Đò Lèn (Nguyễn Duy) :
+ Về nội dung: tình yêu đất nước, yêu bà
+ Về nghệ thuật: hình ảnh thơ chân thật nặng tình
– Bác ơi (tố Hữu):
+ Về nội dung: nỗi mất mát khi Bác đi xa
+ Về nghệ thuật: hình ảnh thơ nặng nghĩa, tang tóc
Câu 12. So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11) với Người lái đò sông Đà (Ngữ văn 12). Nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
a. Những điểm thống nhất :
Đều hướng tới cái “ Đẹp” của con người Việt Nam
b. Điểm khác biệt
Ở chữ người Tử Tù thì Nguyễn Tuân hướng tới khai thác cái Đẹp một cách tuyệt đỉnh, cái tài ở mức siêu phàm. Con người ở tầng lớp đặc tuyển. Hướng đến văn hóa thượng lưu của dân tộc. Ở Người Lái đò sông Đà, thì Nguyễn Tuân tìm kiếm cái Đẹp bình dị đời thường trong cuộc sống ở mọi miền tổ quốc
Câu 13. Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trả lời:
This post: Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Ngữ văn 12 tập 1
a. Cảm hứng thẩm mĩ: Ngợi ca vẻ đẹp sông Hương , văn hoá của Huế.
b. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường:
– Miêu tả sông Hương như tâm hồn con người.
– Hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.
– Ngôn ngữ uyển chuyển, giàu hình ảnh, phong phú, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…
– Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
Ôn tập phần Văn học là nội dung học tuần 18 nhằm tổng kết nội dung các tác phẩm văn học đã học, bên cạnh đó để chủ động trong việc học các em có thể chuẩn bị trước nội dung học của tuần 19 như: Soạn bài Vợ chồng A Phủ và Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 Nghị luận văn học hay Soạn bài Nhân vật giao tiếp của tuần 20.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục