Giáo dục

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Bài soạn: Tìm hiểu đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

tim hieu doan trich nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen

Tìm hiểu đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
 

This post: Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Bài soạn: Tìm hiểu đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Câu 1: (Trang 80 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Nghệ thuật đối lập giữa hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve: Đây là hai nhân vật hoàn toàn tương phản về tính cách, hành động và lời nói, tác giả sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp ẩn dụ so sánh để làm rõ điều trên:

– Giăng Van-giăng: Con người có tinh thần và lý tưởng cao đẹp

+ Cách cư xử nói năng rất điềm tĩnh, đúng mực đôi lúc còn thấy ông có sự nhẫn nại và nhường nhịn khi đối đáp với Gia-ve

+ Trong mắt cô thợ yếu đuối Phăng-tin, ông trở thành người anh hùng, người đã cứu vớt cuộc đời cô ra khỏi con ác quỷ Gia-ve

=> Đây là tuyến nhân vật chính diện được tác giả xây dựng một cách lý tưởng hóa khi hội tụ cả tình thương và lòng nhân đạo sâu sắc, vừa phi thường vừa lãng mạn, giúp câu chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn trước những tình tiết bi kịch.

– Gia-ve: Một kẻ độc ác, mang bóng hình một con thú điên cuồng

+ Tiếng nói man rợ và điên cuồng, như tiếng “thú gầm”

+ “Cặp mắt nhìn như cái móc sắt”

+ “Cái cười ghê tởm phô ra cả hai hàm răng”

+ Hành động bạo lực và thô lỗ

=> Tuyến nhân vật phản diện được xây dựng đầy xấu xí với sự thô lỗ và nhân cách méo mó, tác giả ví Gia-ve như một con thú đội lốt người.

Câu 2:(Trang 80 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

– Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt những chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ví Gia-ve như một con thú hung tợn, đói khát chỉ trực chờ túm lấy miếng mồi ngon là Giăng Van-giăng. Qua các chi tiết:

+ “Bộ mặt gớm ghiếc”

+ Điệu bộ nói chuyện “có cái gì man rợ và điên cuồng”

+ “Cặp mắt nhìn như cái móc sắt”

+ “Cái cười ghê tởm phô ra cả hai hàm răng”

+ Hắn ta hầu như không nói chuyện bình thường chỉ có “kêu lên”, ngữ điệu nhanh, dồn dập mang thế tấn công, lời nói thô bỉ xưng hô “mày-tao”, gọi Phăng-tin là “con đĩ”, thô lỗ “túm lấy cổ áo” Giăng Van-giăng

=> Gia-ve giống một con ác thú điên cuồng tìm đủ mọi cách để bức ép con mồi vào chỗ chết.

– Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Ở ông, ta liên tưởng đến hình ảnh của một vị thần, vị anh hùng, người có lòng nhân từ, độ lượng, giàu tình yêu thương, luôn sống chính trực, dùng sức mạnh bảo vệ những con người yếu đuối như những đứa con của mình. Hình ảnh ông giật lấy chiếc thanh giường là hình ảnh vùng lên khi bị bức ép, khiến một kẻ vốn hống hách như Gia-ve bắt đầu thấy sợ hãi bởi khí thế của ông.

Câu 3:(Trang 80 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

– Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn V.Huy-gô.

– Trong văn học loại phát ngôn này được gọi với cái tên khá hay là “Bình luận ngoại đề” hoặc cách khác là “Trữ tình ngoại đề”.

– Trong đoạn văn phần bình luận ngoại đề này có tác dụng bộc lộ được những tâm tư tình cảm và suy nghĩ của tác giả dành cho nhân vật, cốt truyện qua đó nhấn mạnh thêm giá trị tư tưởng cốt lõi mà tác giả muốn người đọc hướng đến một cách sâu sắc và giàu cảm xúc. Phần này vừa có tác dụng làm sáng tỏ nhân vật mà tác giả xây dựng, vừa có giá trị giáo dục tới người đọc những quan điểm tư tưởng mới hay và ý nghĩa, mà nếu như không có phần này người đọc có thể còn mơ hồ về ý nghĩa của cả tác phẩm.

Câu 4:(Trang 80 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

– Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin, bởi vì “có những ảo tưởng cảm động” mà người ta như thấy “rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng” của Phăng-tin khi đã vào cõi chết.

– Giăng Van-giăng chu đáo, ân cần sửa sang lại quần áo, tóc tai rồi vuốt mắt cho Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” , “Lúc ấy gương mặt Phăng-tin bừng sáng rỡ một cách lạ thường”.

=> Cả đoạn trích là sự giằng co liên tục giữa Giăng Van-giăng và tên Gia-ve nhưng đến đây sau khi Phăng-tin chết, bỗng mạch truyện dường như chậm lại, giọng văn trở nên trầm lắng, tác giả miêu tả những hành động đẹp đẽ của Giăng Van-giăng một cách từ tốn lãng mạn, đề cao vẻ đẹp từ tâm hồn của người đàn ông tốt bụng, luôn tràn đầy tình yêu thương với những số phận bất hạnh.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn

– Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền, soạn văn lớp 11
– Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button