Giáo dục

Soạn bài Chị em Thúy Kiều – trích – Soạn văn 9

Câu 1. Tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?

– Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

Bạn đang xem: Soạn bài Chị em Thúy Kiều – trích
– Soạn văn 9

– Bốn câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thuý Vân.

This post: Soạn bài Chị em Thúy Kiều – trích – Soạn văn 9

– Mười sáu câu thơ còn lại: Vẻ đẹp của Thuý Kiều.

– Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

– Hình ảnh ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân ( trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây). “Khuôn trăng”; “hoa cười”; “ngọc thốt”; “mây thua nước tóc”; “tuyết nhường màu da”.

– Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả bằng các hình ảnh ước lệ (trăng, cười, ngọc, mây, tuyết) trong bốn câu thơ:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

– Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả là vẻ đẹp sang trọng, quý phái, đầy đặn, nở nang… về nhan sắc; đoan trang, trung thực, phúc hậu… về tính cách. Hình ảnh chân dung, tính cách còn có tác dụng gợi tả số phận: cuộc đời bình lặng, yên ổn.

Câu 3. Khi gợi tả về nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thúy Vân? 

– Giống: Lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cái đẹp, hai vẻ đẹp đều đạt mức hoàn mĩ.

– Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

– “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thuỷ”; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

– Đây là lối miêu tả đòn bẩy, miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân để làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Câu 4. Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào của Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Kiều là một người như thế nào?

Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, nhan sắc, tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của Kiều. ở Kiều hội tụ đầy đủ mọi tài năng theo quan niệm của tư tưởng phong kiến: cầm – kì – thi – hoạ. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh tài đánh đàn của Kiều (Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương) và gợi tả về tính cách đa sầu, đa cảm của Kiều qua khúc nhạc nàng tự sáng tác – một thiên “bạc mệnh”. Cũng như khi miêu tả Thuý Vân, những nét riêng về tài và sắc của Thuý Kiều còn gợi ra những dự cảm về số phận, chỉ khác là những nét riêng về tài sắc của Kiều lại gợi ra cái nghiệt ngã, éo le của số phận (theo quan niệm “tài mệnh tương đố” của tư tưởng trung đại). Cho nên, nói: Sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người là có cơ sở.

Câu 5*. Người ta thường nói: Sắc đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh” là sự dự báo cho số phận hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy? 

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6*: Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật hơn. Trong khi Nguyễn Du chỉ dành 4 câu thơ để nói về vẻ đẹp của Thúy Vân thì có đến 16 câu tả Kiều. Hơn nữa, Thúy Vân được miêu tả để làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Kiều, mọi vẻ đẹp của Thúy Vân đều có phần đứng nấp sau vẻ “sắc sảo mặn mà” của Thúy Kiều. Bên cạnh đó, Kiều ngoài vẻ đẹp ngoại hình còn được miêu tả về tai năng bội phần.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button