Giáo dục

So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Đề bài: So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

so sanh tai sac cua thuy van va thuy kieu duoc the hien qua doan trich chi em thuy kieu

This post: So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Bài làm

Nguyễn Du – một con người tài ba trong nền văn học nước nhà, là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho thế hệ đời sau rất nhiều tác phẩm văn thơ nổi tiếng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong số đó, ta phải nhắc đến “Truyện Kiều”- một tác phẩm mà không một người dân Việt Nam nào là không biết đến. Ông có những nét bút pháp điêu luyện trong từng câu thơ, câu văn của mình. Đúng vậy, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã lột tả được phần nào sự tài hoa của ông. Nguyễn Du đã miêu tả tài và sắc của hai chị em nhà Thúy Kiều đến đỉnh cao của nghệ thuật văn chương.

Trước khi miêu tả chi tiết về từng chị em nhà Thúy Kiều, tác giả đã chỉ ra trước những điểm chung trong vẻ đẹp của hai chị em:

“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

Tác giả đã giới thiệu Kiều là chị, còn cô em là Vân. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, hình ảnh hai chị em Kiều như hiện lên trước mắt người đọc: Hai người con gái mang vẻ đẹp thanh cao, trong sáng thuần khiết “mai cốt cách”, tâm hồn trong trắng như tuyết vậy. Bằng biện pháp ước lệ tượng trưng, ông nhấn mạnh vẻ đẹp của cả hai chị em toàn vẹn thế nào, thước đo giới hạn là mười thì vẻ đẹp của hai chị em nhà Kiều vẹn cả mười dù mỗi người có một nét đẹp riêng. Đến những câu thơ tiếp theo, tác giả tập trung miêu tả từng đối tượng một. Có phải có sự ẩn dụ gì khi tác giả giới thiệu người em trước người chị:

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Thúy Vân hiện lên mang hình dáng của một người con gái khuê các, cao sang được so sánh với những cái đẹp ở trong đời. Nguyễn Du tả thật chi tiết từ khuôn mặt cho đến giọng nói, dáng người. Vân có một khuôn mặt phúc hậu, tròn trịa được so sáng như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét “ngài nở nang”. Vân mang vẻ đẹp phúc hậu khiến hoa nhìn thấy nàng cũng phải “cười”, ngọc cũng phải thốt lên. Phải chăng ở đây tác giả muốn nói đến nụ cười của nàng đẹp như hoa, những lời nói nhẹ nhàng tròn đẹp như từng hòn ngọc vậy. Nàng có một làn tóc óng mượt hơn mây, đến mây cũng phải “thua” tóc của nàng, làn da thì trắng hơn tuyết. Tất cả những vẻ đẹp của Vân toát lên là sự đài các, kiều diễm, đoan trang, một vẻ đẹp hơn cả thiên nhiên nhưng vẫn giữ được nét hòa hợp với chúng, chúng yêu thương mà nhường nhịn vẻ đẹp phúc hậu ấy. Từ vẻ đẹp ấy, tác giả như dự báo trước cho cuộc đời của nàng là êm dịu, bình lặng, có một cuộc sống hạnh phúc.

Nếu chỉ có bốn câu tả Vân thì tác giả dành đến mười hai câu thơ mới có thể miêu tả hết vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cũng như tài sắc của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của Kiều hiện lên thật khiến con người ta sững sờ:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Hóa ra việc miêu tả Thúy Vân đều là dụng ý của tác giả, ông đã sử dụng rất thành công nghệ thuật đòn bẩy. Vân đã đẹp vậy rồi, tưởng chừng không ai có thể đẹp hơn được nữa thế mà nét đẹp của nàng sắc sảo hơn, mặn mà hơn, “so bề tài sắc” thì phần hơn là rất nhiều. Người ta nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” Thúy Kiều mang một đôi mắt đẹp như dòng nước mùa thu dịu êm, lông mày dài đẹp mang “nét xuân sơn”. Một vẻ đẹp toát lên mà khiến thiên nhiên ghen ghét: “hoa ghen, liễu hờn”. Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp sắc sảo, liễu thể hiện cho sự xanh tươi mát, chúng đều rất đẹp thế nhưng cũng chỉ đứng sau nàng Kiều. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều tác giả còn đi sâu hơn về tài năng của nàng:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”

Thúy Kiều không chỉ mang vẻ đẹp “quốc sắc thiên hương” mà còn mang trong mình đầy tài năng: Cầm, kì, thi, họa, tất cả cách kĩ năng đều điêu luyện. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất mạnh để thể hiện điều đó như “đủ, làu, ăn đứt”. Tài năng của Thúy Kiều dường như không có điểm dừng vậy, không chỉ giỏi ca hát, đánh đàn mà còn sáng tác cả nhạc nữa. Có thể thấy rằng vẻ đẹp kết hợp với tài năng của nàng đã đạt đến trình độ phi thường, vượt trên cả cái đẹp chuẩn mực – đó là thiên nhiên. Chính vì vậy, tác giả đã dự báo cho nàng một tương lai đầy sóng gió đau khổ, lận đận đường đời.

Những câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả nhắc đến lối sống nề nếp của hai chị em. Hai chị em nhà họ Vương không chỉ có tài có sắc, mà còn có gia giáo, khuôn phép mẫu mực:

“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ man che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Bằng những đường nét khắc họa kết hợp với nghệ thuật đòn bẩy, ta đã thấy rõ được từng vẻ đẹp của hai chị em nhà Thúy Kiều. Ta cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ đối với con người, đặc biệt là tấm lòng trân trọng, yêu thương cảm thông với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn như chị em Thúy Kiều.

————————-HẾT———————–

Trong loạt bài Viết bài Tập làm văn số 3 lớp 11 (văn nghị luận văn học), ngoài bài văn mẫu So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, chúng tôi còn hướng dẫn các em học sinh hoàn thành các đề văn khác như: “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau”. Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên; Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu; Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều; Những cảm nhận sâu sắc anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; các em cùng đón đọc!

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button