Tổng Hợp

Red flag là gì? Những dấu hiệu của Red flag

Red flag là gì? Những dấu hiệu của một mối quan hệ red flag như thế nào? Nếu bạn đang cần câu trả lời cho những vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Red flag là gì?

Red flag là gì? Những dấu hiệu của một mối quan hệ red flag

This post: Red flag là gì? Những dấu hiệu của Red flag

Red flag (cờ đỏ) là dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng hoặc thảm hoạ có thể xảy ra. Trong văn hóa đại chúng, red flag thường dùng để ẩn dụ về người, mối quan hệ hoặc tình huống mà bạn nên đề phòng. Ví dụ, một người bạn trai/bạn gái cho thấy hành vi bạo hành về mặt tinh thần sẽ được coi là red flag.

2. Nguồn gốc của red flag?

Cụm từ này bắt nguồn từ văn hoá sử dụng cờ đỏ trong lịch sử. Người ta sử dụng cờ đỏ để đánh dấu các cuộc diễn tập của quân đội, các tàu chở vũ khí, tín hiệu trong các cuộc đua thuyền, thông báo nguy hiểm cháy rừng và vùng biển không an toàn.

Vào thế kỷ 18, cờ đỏ được xem là dấu hiệu của sự nguy hiểm. Lý giải về việc sử dụng màu đỏ để cảnh báo, đây là màu có bước sóng dài nhất trong tất cả các màu nên ít bị tán xạ nhất, vì thế ai cũng có thể thấy nó ở khoảng cách xa hoặc trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa,…

3. Vì sao red flag trở nên phổ biến?

Về sau, red flag được sử dụng phổ biến hơn trong giao tiếp như tiếng lóng của từ “hãy cẩn thận” hoặc “hãy đề phòng”. Chẳng hạn như trong chứng khoán, red flag dùng để chỉ những điều mà các nhà đầu tư phải đặc biệt lưu ý khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, bối cảnh mà từ này được dùng nhiều nhất là trong tình yêu. Nếu bạn Google từ khóa “red flags” thì kết quả trả về thường là những bài viết chỉ ra các dấu hiệu mà bạn không nên bỏ qua trong mối quan hệ. Ở Việt Nam, kết quả của google trend cũng cho thấy lượng tìm kiếm về red flag tăng vọt trong tháng 7/2021.

Có rất nhiều red flag khác nhau trong tình yêu, từ việc cả hai có nhiều bất đồng trong quan điểm đến việc đối phương cho thấy những hành vi độc hại. Chẳng hạn Mark Manson, tác giả self-help nổi tiếng đã chỉ ra những red flag sau:

  • Liên tục đổ lỗi cho những sai lầm trong quá khứ
  • “Bóng gió” và gây hấn thụ động
  • Dùng mối quan hệ như cái cớ để chỉ trích, hăm dọa người kia
  • Đổ lỗi cho đối phương về cảm xúc của mình
  • Cho rằng phải yêu thì mới ghen
  • Giải quyết bất đồng bằng vật chất

Ngoài tình yêu, mọi người còn tìm kiếm red flag trong tình bạn hay red flag trong công việc.

Thiên kiến tiêu cực (negativity bias) là một nguyên nhân khiến mọi người chú ý đến red flag như vậy. Việc nhận biết sớm những vấn đề được xem là một “tấm khiên” bảo vệ bản thân, khuyến khích bạn đề phòng, tìm giải pháp hoặc thoái lui thay vì mắc kẹt trong mối quan hệ tồi tệ.

Tuy nhiên, bên cạnh việc “vạch lá tìm sâu”, bạn cũng nên để ý đến những khía cạnh tích cực (green flag) thay vì chỉ chăm chăm gắn nhãn red flag lên những mọi thứ.

4. Những Dấu Hiệu Cảnh Báo “Red Flag” Không Nên Bỏ Qua

Red flag là gì? Dấu hiệu red flags trong tình yêu cần tránh ngay

Khi chúng ta hẹn hò, oxytocin được giải phóng vào não giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc, gắn kết. Bạn có xu hướng giảm thiểu điều xấu và tối đa hóa điều tốt. Nếu chợt nhận ra một điều gì đó không phù hợp hoặc một đặc điểm bạn không thích, bạn có thể biện minh hoặc giải thích để điều đó nhanh tan biến và không ảnh hưởng tới những phút giây hạnh phúc. Đây là lý do tại sao bạn khó nhận ra “red flag” khi bắt đầu mối quan hệ.

Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy khi hẹn hò cảnh báo “red flag” mà bạn không nên bỏ qua.

Họ sẵn sàng làm tổn thương bạn

Nếu nửa kia liên tục tìm mọi cách để đạt được điều mà họ mong muốn trong mối quan hệ mà không quan tâm đến cảm xúc và làm tổn thương bạn thì đây chính là lá “cờ đỏ” đầu tiên để bạn suy nghĩ lại chuyện tình cảm. Bên cạnh đó, nếu đối phương có những hành động bạo lực làm tổn thương, gây đau đớn cho bạn thì cần tránh càng xa càng tốt. Con người rất khó che giấu bản chất thật sự của mình trong những lúc nóng giận, họ không thể làm chủ được cảm xúc của mình và thường là người bắt đầu cho những cuộc cãi vã thì bạn cũng nên xem xét lại. Ngoài ra, bạn cũng đừng nên quá tin vào những lời hứa suông của họ, hãy thật tỉnh táo để đánh giá mối quan hệ này bằng lý trí.

Cuối cùng, bất kỳ hình thức lạm dụng nào bằng lời nói, tâm lý hay là thể chất — là một dấu hiệu lớn yêu cầu bạn thoát ra khỏi mối quan hệ này ngay lập tức và kđừng bao giờ nhìn lại.

Thiếu sự tin tưởng

Hãy lưu ý về một người khó thành thật. Mặc dù không trung thực có thể là thói quen đối phó hơn là tính toán và ác ý, nhưng đó vẫn là một dấu hiệu nghiêm trọng. Một người không chịu trách nhiệm về hành động của bản thân sẽ thiếu chính trực và thiếu tôn trọng đối phương.

Samara Quintero, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình tại Choose Therapy, cho biết: “Việc bị nói dối hết lần này đến lần khác sẽ không thể tạo nên nền tảng vững chắc trong mối quan hệ hoặc sẽ phá hủy mối quan hệ mà bạn đã cố gắng xây dựng”.

Kiểm soát hoặc hành vi ghen tuông

Một chút ghen tuông sẽ thêm “gia vị” cho tình yêu của bạn. Nhưng nếu người ấy bắt đầu trở nên chiếm hữu hoặc kiểm soát các kế hoạch của bạn, những gì bạn mặc, bạn đi chơi với ai hoặc cô lập bạn với bạn bè và gia đình, thì đây có thể là một “red flag” nghiêm trọng.

Trong một mối quan hệ lành mạnh, chúng ta cần có sự thỏa hiệp và thấu hiểu xung quanh những khác biệt. Không phải một người kiểm soát hành động của người kia.

Thiếu giao tiếp cởi mở lành mạnh

Khi người kia chuyển sang thái độ hung hăng, đổ lỗi hoặc bộc lộ cảm xúc theo cách hung hăng đang thể hiện khả năng giao tiếp không hiệu quả.

Giao tiếp là nền tảng của một mối quan hệ, vì vậy nếu cả hai không thể giao tiếp cởi mở và lành mạnh, bạn sẽ gặp rắc rối.

Một mối quan hệ lành mạnh là nơi an toàn để cả hai được lắng nghe, được nói chuyện cởi mở về cảm xúc của họ mà không sợ bị phán xét hoặc chỉ trích.

Bạn cảm thấy không an toàn trong mối quan hệ

Bạn thường cảm thấy rằng bạn không biết mình đang đứng ở đâu trong một mối quan hệ? Thay vì tiến lên phía trước, xây dựng dựa trên những kết nối của cả 2 phía, bạn cảm thấy không thoải mái, không chắc chắn hoặc lo lắng về nơi tình yêu đang hướng tới? Đôi lúc, bạn có thể được anh ấy trấn an, nhưng rồi điều đó cũng thoáng trôi qua? Vậy đây chính là lúc bạn nên nghiêm túc nhìn nhận lại mối quan hệ.

Họ thiếu sự chủ động với bạn

Red flag” đáng lo ngại tiếp theo đó chính việc trong mọi hoàn cảnh, mọi vấn đề thì bạn luôn là người phải chủ động tìm đến họ. Đơn giản là những cuộc hẹn, bạn luôn là người đề xuất trước. Ngày nghỉ lễ, dịp kỷ niệm bạn thường tặng quà, tạo bất ngờ cho đối phương nhưng không được đáp lại.

Nếu họ biết chủ động trong mối quan hệ nghĩa là họ coi trọng mối quan hệ này, đó là điều họ để tâm, họ sẽ quan tâm hơn đến cảm xúc của bạn, muốn dành cho bạn những điều tốt đẹp nhất. Điều này giúp hai bạn hiểu nhau hơn, mối quan hệ cũng bền chặt hơn.

Họ chỉ biết nghĩ cho bản thân, đặt nhu cầu của mình cao hơn người khác

Thêm một dấu hiệu red flag đáng chú ý chính là việc người yêu ích kỷ chỉ biết đến mình và thiếu tôn trọng bạn.  Đối tác của bạn đối xử với bạn như thế nào? Anh ấy có chỉ trích bạn thường xuyên không? Anh ấy có đưa ra những quyết định quan trọng mà không hỏi ý kiến ​​bạn không? Anh ấy có làm bạn xấu hổ trước mặt người khác không? Anh ấy có tôn trọng các ranh giới, sự cảm xúc và mong muốn của bạn?

Nếu bạn có đối tác không nghĩ cho bạn thì đó là thể hiện sự thiếu tôn trọng. Không có mối quan hệ nào là hoàn hảo, nhưng đừng để bản thân bị coi thường theo bất kỳ cách nào.

5. Làm Gì Nếu Red Flag Xuất Hiện?

Red Flag là gì? Những dấu hiệu của red flag trong cuộc tình

Red flag là gì trong tình yêu mà ai cũng phải lo lắng?

Nếu bạn phát hiện ra một dấu hiệu cảnh báo trong mối quan hệ, đừng bỏ qua và hy vọng nó sẽ tự biến mất. Hãy đối mặt trực tiếp bằng cách tự hỏi bản thân tại sao điều đó lại khiến bạn khó chịu – hãy thành thật với chính mình và đừng trốn tránh sự thật.

Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình ngôn ngữ và cách thể hiện tình yêu khác nhau. Tuy nhiên để tránh những hiểu lầm không đáng có, hãy thẳng thắn chia sẻ với đối phương cảm nhận của bạn, những gì bạn không hài lòng và nó khiến bạn cảm thấy thế nào.

Theo Tiến sĩ tâm lý Wendy Walsh: “Nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo cho mối quan hệ của mình, hãy thẳng thắn trao đổi với đối phương.” Thật vậy, điều này sẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn, giải quyết những căng thẳng, mâu thuẫn tạo được sự tin tưởng và làm nền tảng cho một mối quan hệ lành mạnh lâu dài.

Đặt ra ranh giới cũng là một trong những phần quan trọng nhất của một mối liên kết lành mạnh giữa con người với nhau, đặc biệt là trong tình yêu. Tất cả chúng ta đều cần những ranh giới để bảo vệ bản thân và giữ cho các mối quan hệ của chúng ta bền vững nhất có thể. Bạn nên trình bày rõ ràng nhu cầu, ranh giới của mình và những điểm cần giải quyết với người mình yêu.

Trong trường hợp, sau những cuộc trò chuyện trên mà đối phương không lắng nghe và sửa đổi thì đó cũng là lúc nên suy nghĩ đến việc kết thúc mối quan hệ này.

Thật khó để nói đầy đủ red flag là gì trong tình yêu, mỗi cá nhân và mối quan hệ sẽ có những vấn đề đa dạng và khác nhau. Bạn cũng không cần quá lo sợ mà hãy tin tưởng và yêu thương bản thân thật nhiều để nhìn ra và chủ động giải quyết vấn đề. Trường hợp xấu nhất hãy can đảm cắt đứt quan hệ với những đối tượng độc hại và thay vào đó tập trung vào việc sửa chữa mối quan hệ với chính mình.

Video về Red flag

Kết luận

Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến Red flag là gì? Những dấu hiệu của một mối quan hệ red flag như thế nào? Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

 

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button