Tổng Hợp

Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật? Ý nghĩa của pháp luật đối với nhà nước và pháp luật

Trong xã hội ngày nay có rất nhiều mối quan hệ điều chỉnh khác nhau như đạo đức, phong tục tập quán, thói quen, hương ước,… Mỗi hình thức mang đến ưu nhược điểm riêng. Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống con người ngày càng có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn. Những quan hệ điều chỉnh trên không thể bao quát toàn diện được xã hội. Pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Vai trò của pháp luật đối với xã hội cụ thể như thế nào? Trường Mầm Non Ánh Dương mời các bạn đọc giả theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin về pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật như thế nào? và pháp luật có đặc điểm gì?

Pháp luật là gì?

Mọi công dân Việt Nam đều phải có ý thức và nghĩa vụ tuân thủ, đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định. Vậy pháp luật là gì?

This post: Pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật? Ý nghĩa của pháp luật đối với nhà nước và pháp luật

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điểu chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước.

HAVIP】Bản chất của pháp luật là gì? | Luật Havip

Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

  • Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
  • Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.
  • Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật.
  • Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

Các đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:

 Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành được  đăng tải ở đâu? Và thời hạn đăng tải là khi nào?

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

 Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự khác trong xã hội - PhapTri

Pháp luật mang tính bắt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật

 Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức

Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.

Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống …

Pháp luật có vai trò gì?

Có nhiều cách tiếp cận vai trò của pháp luật, chẳng hạn, có thể đề cập vai trò của pháp luật theo từng lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá…); cũng có thể đề cập vai trò của pháp luật theo từng loại chủ thể (cá nhân, tổ chức, nhà nước…). Vai trò của pháp luật cũng có thể được nhìn nhận ở những phạm vi khác nhau, từ khái quát, chung nhất đến cụ thể, chi tiết hơn… Nói tóm lại, vai trò của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh, nhiều chiều. Tuy nhiên, để nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của pháp luật, cần phải đặt pháp luật trong từng mối quan hệ cụ thể giữa nó với sự vật, hiện tượng khác.

Với tính quyền lực của mình, pháp luật có những vai trò vô cùng quan trọng đến sự phá triển của xã hội. Nói đến vai trò của pháp luật, có thể kể đến vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và vai trò của pháp luật đối với xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước

Nhà nước và Pháp luật (Ngày 03-7-2020) - Đài Phát thanh và Truyền hình Điện  Biên

Nhà nước và pháp luật là hai thuật ngữ gắn liền với nhau. Mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đây có thể thấy, Pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhà nước. Sau đây, chúng tôi liệt kê phân tích một số vai trò nổi bật của pháp luật đối với Nhà nước như sau:

– Thứ nhất, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước. Sở dĩ pháp luật có vai trò như vậy bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, mà pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó. Một chính quyền có hệ thống pháp luật vững chắc thì mới đảm bảo sự tồn tại lâu dài.

– Thứ hai, pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước. Thực tế hiện nay đã chứng minh có rất nhiều trường hợp “tham nhũng, lạm quyền, độc tài, chuyên chế” trong cơ quan nhà nước. Từ đó mới thấy được vai trò quan trọng của pháp luật, khi đó pháp luật được coi là công cụ quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người, đảm bảo tự do cá nhân, kiểm soát quyền lực nhà nước. Và vấn đề này được thể hiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm…

– Thứ ba, pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Với những đặc điểm của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế… pháp luật có khả năng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật. Từ đó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… của đất nước.

– Thứ tư, ngoài ba vai trò nổi bật nêu trên pháp luật còn có vai trò là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế theo đúng quy định. Nhờ có pháp luật mà bộ máy nhà nước được vận hành một cách khoa học, đồng bộ, nhịp ngàng, tránh chồng chéo…

Vai trò của pháp luật với xã hội

Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị

Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau đây:

– Đầu tiên, pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Trong xã hội, việc phát sinh các mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, khi các mâu thuẫn phát sinh, cần phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mẫu thuẫn của mình. Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất. Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật được xem như là kết quả của quá trình “chọn lọc, đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội. Trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lí, pháp luật tồn tại như những cách xử sự phổ biến, hợp lí, khách quan. Chính vì vậy, pháp luật được xem như một loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất trong toàn xã hội. Với ưu thế đó, pháp luật là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.

– Tiếp đến, pháp luật có vai trò đảm bảo an toàn cho xã hội. An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín… không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong các giao dịch xã hội… Pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung và mọi người bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện và các chế tài xử lý khi thực hiện các hành vi vi phạm, từ đó thiết lập ra các cơ chế bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

– Ngoài ra, pháp luật còn điều tiết và định hướng cho sự phát triển của xã hội. Pháp luật có các quy định bắt buộc mọi người phải thực hiện theo, từ các quy định pháp luật các chủ thể có thể xác định hành vi nào đúng, hành vi nào không đúng với pháp luật để từ đó có cách xử sự cho phù hợp. Pháp luật cũng góp phần loại bỏ những quan hệ xấu còn những quan hệ phù hợp với sự phát triển xã hội thì được pháp luật bảo vệ, phát triển. Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói, nếu coi cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo dòng. Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể bắt dòng chảy trái quy luật. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.

– Cuối cùng, pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội. Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán một cách vô lí. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận. Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người. Vai trò quan trọng này của pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ của con người, cần lưu ý rằng, sự quy định trong pháp luật chỉ là sự thừa nhận chính thức của nhà nước về các quyền vốn có của con người. Pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho các quyền con người được hiện thực hoá. Đồng thời, pháp luật quy định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại.

Video về ý nghĩa của pháp luật

pháp luật là gì? đặc điểm của pháp luật? Ý nghĩa của pháp luật đối với nhà nước và pháp luật

Trong xã hội ngày nay có rất nhiều mối quan hệ điều chỉnh khác nhau như đạo đức, phong tục tập quán, thói quen, hương ước,… Mỗi hình thức mang đến ưu nhược điểm riêng. Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống con người ngày càng có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn. Những quan hệ điều chỉnh trên không thể bao quát toàn diện được xã hội. Pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Vai trò của pháp luật đối với xã hội cụ thể như thế nào? Trường Mầm Non Ánh Dương mời các bạn đọc giả theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin về pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật như thế nào? và pháp luật có đặc điểm gì? Pháp luật là gì? Mọi công dân Việt Nam đều phải có ý thức và nghĩa vụ tuân thủ, đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định. Vậy pháp luật là gì? Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điểu chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước. HAVIP】Bản chất của pháp luật là gì? | Luật Havip Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội. Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị. Các đặc điểm của pháp luật Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây: Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành được đăng tải ở đâu? Và thời hạn đăng tải là khi nào? Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu. Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự khác trong xã hội – PhapTri Pháp luật mang tính bắt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật. Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống … Pháp luật có vai trò gì? Có nhiều cách tiếp cận vai trò của pháp luật, chẳng hạn, có thể đề cập vai trò của pháp luật theo từng lĩnh vực của đời sống (kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá…); cũng có thể đề cập vai trò của pháp luật theo từng loại chủ thể (cá nhân, tổ chức, nhà nước…). Vai trò của pháp luật cũng có thể được nhìn nhận ở những phạm vi khác nhau, từ khái quát, chung nhất đến cụ thể, chi tiết hơn… Nói tóm lại, vai trò của pháp luật có thể được xem xét ở nhiều góc độ, mức độ, nhiều khía cạnh, nhiều chiều. Tuy nhiên, để nhận thức một cách toàn diện và sâu sắc vai trò của pháp luật, cần phải đặt pháp luật trong từng mối quan hệ cụ thể giữa nó với sự vật, hiện tượng khác. Với tính quyền lực của mình, pháp luật có những vai trò vô cùng quan trọng đến sự phá triển của xã hội. Nói đến vai trò của pháp luật, có thể kể đến vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và vai trò của pháp luật đối với xã hội. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước Nhà nước và Pháp luật (Ngày 03-7-2020) – Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên Nhà nước và pháp luật là hai thuật ngữ gắn liền với nhau. Mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đây có thể thấy, Pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhà nước. Sau đây, chúng tôi liệt kê phân tích một số vai trò nổi bật của pháp luật đối với Nhà nước như sau: – Thứ nhất, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước. Sở dĩ pháp luật có vai trò như vậy bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, mà pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó. Một chính quyền có hệ thống pháp luật vững chắc thì mới đảm bảo sự tồn tại lâu dài. – Thứ hai, pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước. Thực tế hiện nay đã chứng minh có rất nhiều trường hợp “tham nhũng, lạm quyền, độc tài, chuyên chế” trong cơ quan nhà nước. Từ đó mới thấy được vai trò quan trọng của pháp luật, khi đó pháp luật được coi là công cụ quan trọng nhất để bảo đảm quyền con người, đảm bảo tự do cá nhân, kiểm soát quyền lực nhà nước. Và vấn đề này được thể hiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm… – Thứ ba, pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Với những đặc điểm của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế… pháp luật có khả năng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật. Từ đó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… của đất nước. – Thứ tư, ngoài ba vai trò nổi bật nêu trên pháp luật còn có vai trò là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trên thực tế theo đúng quy định. Nhờ có pháp luật mà bộ máy nhà nước được vận hành một cách khoa học, đồng bộ, nhịp ngàng, tránh chồng chéo… Vai trò của pháp luật với xã hội Pháp Luật và Xã hội – Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị Ngày nay, pháp luật không chỉ được nhìn nhận là của “riêng” nhà nước, công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, ngược lại, pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đối với đời sống xã hội, pháp luật có những vai trò nổi bật sau đây: – Đầu tiên, pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Trong xã hội, việc phát sinh các mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, khi các mâu thuẫn phát sinh, cần phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mẫu thuẫn của mình. Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất. Có thể nói, các quy định trong hệ thống pháp luật được xem như là kết quả của quá trình “chọn lọc, đào thải” một cách tự nhiên các cách xử sự trong xã hội. Trải qua bao biến cố xã hội, bỏ qua và vượt lên những yếu tố ngẫu nhiên, không hợp lí, pháp luật tồn tại như những cách xử sự phổ biến, hợp lí, khách quan. Chính vì vậy, pháp luật được xem như một loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất trong toàn xã hội. Với ưu thế đó, pháp luật là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống. – Tiếp đến, pháp luật có vai trò đảm bảo an toàn cho xã hội. An toàn xã hội là tình trạng của đời sống xã hội, trong đó con người được yên ổn trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, tính mạng, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín… không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, an toàn trong sản xuất, trong giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày, an toàn trong các giao dịch xã hội… Pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung và mọi người bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện và các chế tài xử lý khi thực hiện các hành vi vi phạm, từ đó thiết lập ra các cơ chế bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. – Ngoài ra, pháp luật còn điều tiết và định hướng cho sự phát triển của xã hội. Pháp luật có các quy định bắt buộc mọi người phải thực hiện theo, từ các quy định pháp luật các chủ thể có thể xác định hành vi nào đúng, hành vi nào không đúng với pháp luật để từ đó có cách xử sự cho phù hợp. Pháp luật cũng góp phần loại bỏ những quan hệ xấu còn những quan hệ phù hợp với sự phát triển xã hội thì được pháp luật bảo vệ, phát triển. Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội. Có thể nói, nếu coi cuộc sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng chảy, làm cho sự chảy đó không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định, không có bờ, nước vẫn chảy, nhưng không theo dòng. Tất nhiên, bờ phải đi theo dòng chảy, “lựa” theo dòng chảy, bờ không thể bắt dòng chảy trái quy luật. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải trên cơ sở quy luật vận động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội. – Cuối cùng, pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội. Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do lựa chọn cách thức và mức độ thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không bị hạn chế, ràng buộc, cấm đoán một cách vô lí. Ngày nay, quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận. Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ, pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do, dân chủ của con người. Vai trò quan trọng này của pháp luật thể hiện trước hết ở việc pháp luật ghi nhận các quyền, tự do, dân chủ của con người, cần lưu ý rằng, sự quy định trong pháp luật chỉ là sự thừa nhận chính thức của nhà nước về các quyền vốn có của con người. Pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm cho các quyền con người được hiện thực hoá. Đồng thời, pháp luật quy định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người khỏi bị xâm hại. Video về ý nghĩa của pháp luật

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button