Phản ứng tráng gương là gì? Cách viết phản ứng tráng gương
Tráng bạc (còn gọi là phản ứng tráng gương) là một trong những phản ứng đặc trưng nhất của anđehit. Vì vậy bài tập về phản ứng tráng bạc cũng là dạng bài tập phổ biến và rất hay gặp khi làm về anđehit. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dạng toán này nhé!
This post: Phản ứng tráng gương là gì? Cách viết phản ứng tráng gương
Nội dung chính
Phương trình tổng quát
– Phương trình phản ứng tổng quát:
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg
→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.
– Riêng HCHO có phản ứng:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác.
Phương pháp giải bài tập phản ứng tráng gương
Phản ứng: R(CHO)a + aAg2O → R(COOH)a + 2aAg
– Dựa vào tỷ lệ số mol andehit và Ag
+ Nếu nAg/nA = 2 => Andehit A là andehit đơn chức.
+ Nếu nAg/nA = 4 => Andehit A là HCHO hoặc andehit hai chức R(CHO)2
+ Hỗn hợp 2 andehit đơn chức cho phản ứng tráng gương
nAg/nA > 2 => có một chất là HCHO .
+ Hỗn hợp 2 andehit mạch thẳng (khác HCHO ) cho phản ứng tráng gương với:
2 < nAg/nA < 4 => có một andehit đơn chức và một andehit đa chức.
Dựa và phản ứng tráng gương :
+ 1mol anđehit đơn chức (R-CHO) cho 2mol Ag
+ Trường hợp đặc biệt: H-CH = O phản ứng Ag2O tạo 4mol Ag và %O = 53,33%
Chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng gương của anđehit:
– Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
– Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit:
+ Nếu nAg = 2nanđehit thì anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.
+ Nếu nAg = 4nanđehit thì anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.
+ Nếu nAg > 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.
+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).
– Tất cả những chất trong cấu tạo có chứa nhóm chức -CHO đều có thể tham gia vào phản ứng tráng bạc. Do đó trong chương trình hóa học phổ thông, ngoài anđehit các hợp chất sau cũng có khả năng tham gia phản ứng này gồm:
+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.
+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…
Bài tập vận dụng
Bài tập thực hành
Bài 1: Cho 11,6 gam andehit đơn no A có số cacbon lớn hơn 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư, toàn bộ lượng Ag sinh ra cho vào dd HNO3 đặc nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 24,8gam. Tìm CTCT của A.
Lời giải
Gọi công thức của andehit no đơn chức là: RCHO
Phương trình phản ứng: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Gọi số mol của A là x => nAg = 2x
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
mdd tăng = mAg – mNO2 = 2x * 108 – 2x * 46 = 124x = 24,8 => x = 0,2 mol;
=> Mandehit = 11,6/0,2 = 58 => R = 29
Vậy công thức phân tử của andehit là: C2H5CHO
Bài 2: Cho 10,2g hỗn hợp X gồm anđehit axetic và anđehit propioic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong ammoniac dư, thấy có 43,2g bạc kết tủa.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Lời giải:
a) CH3CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
C2H5CHO + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → C2H5COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
b) Gọi x, y lần lượt là số mol anđehit axetic, anđehit propioic.
Ta có hệ phương trình:
44x + 58y = 10,2 (*)
2x + 2y = 0,4 (**)
Giải hệ (*) (**) ta được: x = y = 0,1
% khối lượng CH3CHO = 43,14%
% khối lượng C2H5CHO = 56,86%
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag. Mặt khác cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 22,4 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo phù hợp với X là:
A. HCHO B. CH3CHO C. (CHO)2 D. cả A và C đều đúng
Câu 2: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Tìm CTPT của A
A. CH3CHO. B. CH2=CHCHO. C. OHCCHO. D. HCHO.
Câu 3: Cho 0,15 mol một anđehit Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 18,6 gam muối amoni của axít hữu cơ. Công thức cấu tạo
của anđehit trên là:
A. C2H4(CHO)2 B. (CHO)2 C. C2H2(CHO)2 D. HCHO
Câu 4: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 ta thu được Ag
kim loai. Hoà tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư
thu được 8,96 lít NO2 (đktc). X là:
A. X là anđêhit hai chức B. X là anđêhitformic
C. X là hợp chất chứa chức – CHO D. Cả A, B đều đúng.
Câu 5: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3/ NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2 = CHCHO
Đáp án:
Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:
nX : nAg = 1:4 và nX : nH2 = 1: 1
=> CTCT đúng là: (CHO)2
Câu 2:
nAg = 43,2 /108 = 0,4 mol => nA = 0,1 mol
=> MA = 58 => A là: OHCCHO.
Câu 3:
nmuối = nandehit = 0,15 mol; Mmuối = 18,6/0,15 = 124
=> R + (44 + 18).2 = 124 => R = 0
Câu 4:
nAg = nNO2 = 0,4 mol; nX : nAg = 1: 4
Câu 5:
nAg = 3nNO2 = 0,3 mol => nX = 0,15 mol
=> MX = 6,6/0,15 = 44 => R = 15
Vậy CTCT thu gọn của X là: CH3CHO
Thực hành:
- Các dạng bài tập ancol và phương pháp giải.
- Công thức tính pH.
Bài học trên đã giải thích về phản ứng tráng gương của anđehit và một số bài tập áp dụng. Để làm tốt dạng toán này các em cần phải làm thật nhiều bài tập cùng dạng. Ngoài ra, trong mỗi dạng toán cần phải xác định được điểm riêng biệt, từ đó tạo thành một tư duy phản xạ tốt hơn. Nếu có bất kì thắc mắc gì về các bài tập trong chuyên đề này các em có thể để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúc các em học tốt!
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục