Giáo dục

Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa

Đề bài: Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa

phan tich nhan vat tu trong truyen ngan doi thua

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa

This post: Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa

Bài mẫu: Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa

Đời thừa là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về bi kịch của lớp người trí thức trong xã hội những năm trước cách mạng tháng tám. Ngoài nhân vật tâm của câu chuyện là Hộ thì một nhân vật khác cũng không kém phần quan trọng góp phần trong bi kịch cuộc đời Hộ, ấy là Từ, một người phụ nữ tội nghiệp, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ xã hội cũ và cuộc đời Từ cũng là một bi kịch buồn.

Trong tác phẩm nhà văn Nam Cao đã có những dòng chữ thấm thía để nói về nhân vật này. Từ vốn là một cô gái nghèo và hiền hậu, cô có một người mẹ già bị mù, Từ cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác, đều có cái khao khát được yêu thương được che chở, điều ấy là đúng đắn, rồi đáng ra Từ sẽ có một gia đình nhỏ ngọt ngào, hạnh phúc. Nhưng không, đời không đẹp đẽ như Từ vẫn hằng mơ ước, có lẽ cái sai duy nhất khiến cuộc đời Từ phải rẽ hướng khác ấy là Từ quá yêu và tin, đến nỗi “Từ đã yêu hắn bằng cả tấm lòng yêu lúc ban đầu. Từ đã tin như người ta tin một vị thần. Từ đã hiến mình một cách dè dặt tâm hồn và xác thịt. Và khi biết mình sắp có một đứa con, Từ không hề hối hận một mảy may: Từ rất bằng lòng”. Nhưng bi kịch đã ập đến với Từ, gã nhân tình ấy là một kẻ bỉ ổi và vô liêm sỉ, hắn không cần Từ và cũng chẳng cần đứa con vừa mới đẻ của Từ, hắn dứt áo ra đi như chưa từng tồn tại. Từ bị sốc, xong rồi từ khóc “Từ khóc như mưa, khóc tưởng chẳng bao giờ còn lặng được”, Từ đã đau đớn đến độ nào, Từ chỉ biết ôm con và nhịn đói, tuyệt vọng đến mức, định khóc cùng người mẹ già bị mù của mình cho đến khi “xương thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả”. Và giữa lúc tưởng như tuyệt vọng và đau khổ nhất ấy thì Hộ đã đến vầ cứu vớt cuộc đời Từ, cứu vớt lấy cái danh dự của Từ, nhận Từ làm vợ và lo toan cả tang ma cho mẹ Từ. Kể từ khi đó Từ đã xem Hộ là ân nhân lớn nhất của cuộc đời Từ, mà có lẽ đến hết kiếp Từ cũng chẳng thể trả hết ân tình này. “Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi. Từ bản tính rất dịu dàng, rất tận tâm”, Từ là mẫu phụ nữ chuẩn mực hết lòng vì chồng vì con, xuyên suốt cả câu chuyện ta chỉ thấy Từ rất mực lo lắng và chăm lo chồng con, chưa lần nào Từ to tiếng, thậm chí chưa thấy từ giận bao giờ, có chăng Từ chỉ khóc và rồi sáng hôm sau Từ lại trở về bình thường, dường như Từ đã nghĩ thông suốt.

Ở người phụ nữ tội nghiệp đã chịu đủ bất hạnh trên đời này thì có lẽ Hộ và gia đình là tất cả của Từ, là lẽ sống của Từ. Cô chăm sóc Hộ bằng tất cả tình yêu thương mà mình có, mỗi khi Hộ say rượu trở về nhà, Từ không nói nửa lời mà “chờ khi con ngủ mê, rón rén lừa con, dậy lại tháo giày, cởi quần tây cho hắn, luồn một cái gối xuống gáy hắn, và cố nhấc chân, nhấc tay hắn, đặt cho hắn nằm ngay ngắn lại…”, Từ không như những người phụ nữ khác, bực tức hay gắt gỏng với chồng, Từ vẫn ngoan hiền và chịu đựng đến thế. Đôi lúc ta thấy Từ sống rất thận trọng và chu đáo, từ lời ăn tiếng nói đến hành động, chẳng thế mà khi bị Từ gõ đầu trách móc, Từ chỉ dám khóc, dám sững sờ rồi bắt đầu suy nghĩ miên man, Từ nghĩ có lẽ là do mình. Từ cẩn thận đến mức “dự định sẵn những câu để sáng hôm sau nói”, Từ định giải thích cho chồng nghe, vì Từ nghĩ chồng ghen. Nhiều lần như thế rồi Từ cũng quen, Từ không giận nữa, ta cứ nghĩ Từ chắc đã cam chịu đến quen, nhưng không đôi lúc Từ cũng có lòng tự trọng của mình. Từ là người phụ nữ rất hiểu chuyện, có lẽ Từ cũng đã nhận ra cái khổ của chồng là do mình mang đến, Từ không còn cách nào khác, “Ðã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi. Ðã nhiều lần, Từ muốn bỏ liều con để đi làm, Từ muốn hy sinh”. Từ cũng có lúc mạnh mẽ, cứng cỏi đến thế, nhưng cuối cùng cái mềm yếu từ sâu trong thâm tâm của người vợ người mẹ đã không cho phép Từ làm như vậy, nó đã níu giữ bước chân của Từ như một sợi dây vô hình, sợi dây tình thương, tình yêu sâu sắc dành cho chồng con.

Từ đã không thể mạnh mẽ ra đi, vậy thì Từ “đành chỉ cố ngoan ngoãn hơn, đáng yêu hơn. Từ nhịn mặc, nhịn ăn để bớt những món tiêu. Từ thu xếp cửa nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng. Nhất là Từ hết sức ngăn những tiếng khóc, tiếng nô đùa của lũ con. Từ sợ cả nói với chồng”. Ai bảo Từ không khổ, Từ cũng khổ lắm chứ, Từ phải sống thật cẩn trọng, Từ sợ chồng sẽ không cần mình nữa, mà Từ thì yêu chồng yêu cái mái ấm gia đình này lắm, nếu mất đi Từ biết sống như thế nào nữa. Xét cho cùng Từ cũng chỉ là nạn nhân của xã hội phi nhân đạo, chính bản thân Từ cũng phải gánh chịu những bi kịch cho riêng mình và cả bi kịch từ chồng, Từ cũng từng bị chồng đánh chồng đuổi, nhưng Từ vẫn cam chịu. Từ yếu đuối và nhân hậu đến vô cùng, chính Từ đã bao dung cho cái tính khí, cái bi kịch của chồng và cuối cùng Từ đã thành công thức tỉnh Hộ ra khỏi vũng lầy của sự tha hóa nhân cách.

Truyện ngắn Đời thừa là một tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc, ở đó từng nhân vật đều có bi kịch của riêng mình, mà tất cả là do xã hội cũ phi nhân đạo gây nên. Từ là mẫu phụ nữ truyền thống, có tấm lòng vị tha sâu sắc, lai hết lòng yêu thương chồng con nhưng cuộc đời lại không cho Từ một cái hạnh phúc mà cô đáng được hưởng. Cái nghịch lý ấy kéo từ cuộc đời của Hộ sang cuộc đời của Từ, là một bi kịch mà những con người trong xã hội cũ không thể thoát ra được, trừ khi cái xã hội ấy được thay thế bằng một xã hội khác nhân đạo hơn.

Xem thêm các bài văn mẫu phân tích, soạn bài tác phẩm Đời thừa trên Taimienphi.vn

Đời thừa là tác phẩm nổi bật của chương trình ngữ văn lớp 11, bên cạnh bài làm văn Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa, các bạn học sinh cùng thầy cô giáo có thể tìm hiểu thêm các bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Đời thừa, Phân tích nghệ thuật của Đời thừa, Cảm nhận tác phẩm Đời thừa, Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa, hay cả những phần Soạn bài Đọc thêm: Đời thừa giúp các em học sinh chuẩn bị và học văn tốt nhất.

Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm truyện ngắn thành công của nhà văn Lê Minh Khuê viết trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nổi bật trong đó là hình tượng nhân vật Phương Định. Bạn đọc có thể tham khảo bài văn cảm nhận nhân vật Phương Định để hiểu hơn những nét tính cách cũng như phẩm chất đặc trưng của cô thanh niên xung phong này, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Bên cạnh đó, những đại diện điển hình cho thế hệ cách mạng của dân tộc trong chương trình Ngữ văn phổ thông phải kể đến Tnú và Mị, em cũng có thể theo dõi các bài viết phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để có cái nhìn bao quát về một thời đau thương nhưng đầy hào hùng của dân tộc.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button