Giáo dục

Phân tích nhân vật chị Dậu ngữ văn lớp 8

Phân tích nhân vật chị Dậu ngữ văn lớp 8

Bài phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy xem bài phân tích mẫu để hiểu rõ hơn về thân phận chung của người nông dân trong thời kỳ đen tối xã hội cũ ở nước ta.

This post: Phân tích nhân vật chị Dậu ngữ văn lớp 8

Bài tham khảo phân tích nhân vật Chị Dậu:

Tức nước vỡ bờ là một tác phẩm văn học hiện thực, phản ánh chế độ thực dân phong kiến. Trong giai đoạn lúc bấy giờ tác phẩm hiện thực được các nhà văn viết rất nhiều nhưng tức nước vỡ bờ được trích trong Tắt Đèn do Ngô Tất Tố viết lại là tác phẩm nổi bật, như tái hiện lại cuộc sống của người dân qua nhân vật Chị Dậu. Tên của tác phẩm như cho ta biết trước về cuộc đấu tranh năm 1945 khi trước đó người dân đã phải chịu quá nhiều áp bức bốc lột, sống quá cơ cực dưới chế độ phong kiến để rồi tất cả sự chịu đựng kìm nén đó bùng nổ đưa những con người đó đến với sự đấu tranh và vùng lên mà điển hình là nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm.

Chị Dậu là một người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến, là một người vợ, người mẹ mà đức tính đầu tiên để nhắc đến chị phải là sự đảm đang, lo toan và mạnh mẽ. Nói như vậy vì ta có thể nhận thấy được điều đó qua tác phẩm, qua hoàn cảnh của chị. Vì để có tiền nộp sưu cho chồng, cho chú Hợi ( người em đã mất của chồng ) mà chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và bán luôn cả con gái mình. Chồng chị lúc này đang bị ốm nặng lại bị bắt đi trói ngoài đình, gia đình khó khăn lại còn phải chăm lo cho con cái nhưng chị vẫn cố gắng kiếm tiền nộp sưu để cứu chồng về, chị vay chỗ này chỗ kia không đủ chị lại phải bán con, ấy vậy mà thời gian đó con người còn chẳng bằng giá của con chó. Chị như tự an ủi bản thân khi bán con là tuy con bị bán đi nhưng vẫn có cái ăn cái mặc còn hơn giờ này vẫn phải nhịn đói nhịn khát. Sáng hôm sau chồng chị được đưa về nhà, thân hình rủ rượi như người chết rồi, mặt chồng thì thất sắc sám nhợt tưởng chừng như không thể sống lại thế mà trong lúc tuyệt vọng chị vẫn bình tĩnh lấy nước, lấy khăn lau mặt cho chồng. Ngoài đình vọng vào là tiếng trống, tiếng tù như thúc dục vậy mà chị vẫn bình tĩnh nấu cháo, cho con và cho chồng, chăm cho chồng từng chút một,an ủi chồng đừng lo về sưu thuế mà cố gắng nghĩ ngơi, chị đón cái Tỉu ngồi xuống cạnh chồng như thể xem chồng ăn có ngon không. Chị không những đảm đang mà còn dũng cảm và cứng cỏi qua hình ảnh chống lại tên cai lệ, một nhân vật đại diện cho bọn cường hào, cho chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ để bảo vệ chồng mình. Hắn ban đầu là chửi mắng sau đó là hành động đánh vào ngực chị, tát vào mặt chị. Hình ảnh đó như cho ta thấy được sự dã man, lộng hành của bọn tay sai và cũng là sự chịu đựng của người nông dân sắp lên đến tột đỉnh. Qua từng câu nói, cách xưng hô của chị ta có thể thấy được chuyển biến cảm xúc từ nhún nhường cầu xin cho đến khi chị tức giận và có lẽ đây cũng là hình ảnh rõ nhất minh họa cho “tức nước vỡ bờ”. Lúc đầu khi chị xin hắn thì chị gọi hắn bằng ông xưng cháu, đến lúc hắn chạy sầm sậm đến anh Dậu chị đỡ tay hắn, hắn bịch vào ngực chị mấy cái nhưng vẫn sấn lại trói anh Dậu, chị như tức không chịu được lúc này cách xưng hô đã đổi thành tôi và ông như thể chị đã không còn sợ và chứng minh thân phận ngang bằng nhau vậy. Lại một lần nữa hắn tát vào mặt chị và nhảy vào anh Dậu, chị đã đổi thành gọi hắn là mày còn chị xưng bà. Chỉ mỗi cách xưng hô ta đã thấy được chị như thể cao hơn vai vế của hắn, chị túm cổ hắn giúi ra cửa, hành động cho thấy sự đấu tranh của chj, sự tức giận đã lên tới tột đỉnh. Chị như đại diện cho tầng lớp nông dân, tầng lớp bị áp bức bốc lột, hắn cai lệ quân tay sai đại diện cho chế độ thực dân phong kiến phe bóc lột. Hành động chị đại diện cho tầng lớp nông dân vùng dậy đấu tranh, chống lại và vượt lên để tìm cho mình một mầm sống, một con đường mới cho cuộc đời đầy khổ cực của người nông dân.

Không còn chịu đựng được nữa chị thà ngồi tù chứ không để chúng lộng hành mãi. Chỉ với câu nói ấy tác giả đã thể hiện rõ sự quyết tâm vùng dậy chống lại bọn tay sai mà không e sợ. Chị là người phụ nữ của thời đại cũ, là nhân vật được dựng lên với hình tượng chân yếu tay mềm nhưng dám đứng lên chống lại bọn thực dân một cách manh mẽ, quyết đoán. Tác giả đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ và với hai nhân vật đại diện cho hai tầng lớp nông dân và địa chủ, hành động trên của chị chỉ là tự phát nhưng là báo hiệu cho sự kết thúc, ngày tận thế của chế độ thực dân.

Võ Hạnh

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button