Giáo dục

Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Đề bài: Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

phan tich kho cuoi bai tho con co cua che lan vien

This post: Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

I. Dàn ý Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Con cò và khổ cuối của bài thơ

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ 3:

– Hình ảnh con cò tiếp tục được khai thác với ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu, tấm lòng bao la của người mẹ dành cho con:
+ Dù ở “gần con” hay bị chia xa bởi khoảng cách địa lí “xa con” thì mẹ vẫn dõi theo con, ở đâu có con thì ở đó có tình yêu của mẹ.
+ Tình thương ấy đủ lớn để mẹ vượt qua mọi thử thách, trắc trở của cuộc sống.
+ “Cò mãi yêu con”, câu thơ bốn tiếng ngắn gọn, lời thơ giản dị nhưng lại gợi lên những cảm xúc thật thiêng liêng trong trái tim mỗi người.
→ Tình yêu mẹ dành cho con là thứ tình cảm thiêng liêng, vĩ đại nhất bởi nó vượt lên mọi giới hạn thông thường để đạt đến sự bất tử.

– Khẳng định một quy luật bất biến trong trái tim và thế giới tình cảm của người mẹ:
+ Kết cấu “dù…vẫn” đã thể hiện được quy luật tình cảm lớn lao, thiêng liêng về lòng mẹ.
+ Con dù lớn thì vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời rộng lớn này thì lòng mẹ sẽ vẫn mãi theo con.
→ Tình mẹ sẽ vượt qua mọi ranh giới về thời gian và khoảng cách về không gian để mãi ở bên con.

b. Khổ thơ cuối:

– Câu thơ mang âm hưởng tha thiết như một khúc hát ru
+ Lời ru “à ơi” của mẹ đưa con vào giấc ngủ bình yên, nơi có lời hát ngọt ngào của mẹ, nơi có cánh cò “vỗ cánh qua nôi”.
+ Hình ảnh cánh cò vỗ cánh qua nôi tựa như vòng tay dịu dàng của mẹ đang vỗ về để con chìm vào giấc ngủ.

3. Kết bài

Cảm nhận chung

II. Bài văn mẫu Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên (Chuẩn)

Lucien Bersot từng nói “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Tình yêu của người mẹ dành cho con mênh mông, rộng lớn, đó là thứ tình cảm cao cả, thiêng liêng mà không gì có thể đong đếm được. Cũng có lẽ bởi sự thiêng, liêng, kì diệu ấy mà các nhà văn, nhà thơ thường dùng những mĩ từ đẹp đẽ nhất để viết về tình mẫu tử. Thông qua hình ảnh cánh cò trong ca dao, nhà thơ Chế Lan Viên cũng có những vần thơ thật đẹp, thật xúc động viết về tình mẹ. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là khúc hát ru ngọt ngào cũng là tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho con, đặc biệt trong khổ thơ cuối cùng, tình yêu ấy được thể hiện rõ nét và xúc động nhất.

Sau những lời thơ tha thiết, ngọt ngào tự như lời hát ru của người mẹ trong những khổ thơ đầu nói về sự quan tâm, chở che của mẹ đối với đứa con thơ. Trong khổ thơ cuối, lời thơ trở nên trầm lắng hơn để gửi gắm cả thế giới tình cảm bao la, vĩ đại. Trong đoạn thơ thứ ba, hình ảnh con cò tiếp tục được khai thác với ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu, tấm lòng bao la của người mẹ dành cho con:

Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con

Tất cả tình yêu và niềm hi vọng của mẹ luôn đặt nơi con, vì vậy dẫu có “gần con” hay bị chia xa bởi khoảng cách địa lí “xa con” thì mẹ vẫn dõi theo con, ở đâu có con thì ở đó có tình yêu của mẹ. Tình thương ấy đủ lớn để mẹ vượt qua mọi thử thách, trắc trở của cuộc sống, dù phải “lên rừng” hay xuống bể thì mẹ sẽ luôn hướng sự quan tâm và sự dịu dàng, chở che duy nhất cho con. “Cò mãi yêu con”, câu thơ bốn tiếng ngắn gọn, lời thơ giản dị nhưng lại gợi lên những cảm xúc thật thiêng liêng trong trái tim mỗi người. Có lẽ tình yêu mẹ dành cho con là thứ tình cảm thiêng liêng, vĩ đại nhất bởi nó vượt lên mọi giới hạn thông thường để đạt đến sự bất tử.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Hai câu thơ đã khẳng định một quy luật bất biến trong trái tim và thế giới tình cảm của người mẹ. Đối với mẹ, dù con còn bế bồng trên tay hay khi con đã khôn lớn, trưởng thành thì mãi mãi là đứa con nhỏ bé mà mẹ yêu thương. Kết cấu “dù..vẫn” đã thể hiện được quy luật tình cảm lớn lao, thiêng liêng về lòng mẹ. Con dù lớn thì vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời rộng lớn này thì lòng mẹ sẽ vẫn mãi theo con. Tình mẹ sẽ vượt qua mọi ranh giới về thời gian và khoảng cách về không gian để mãi ở bên con.

Ở khổ cuối, nhà thơ Chế Lan Viên lại một lần nữa đưa độc giả bước vào thế giới tuổi thơ đầy ngọt ngào. Câu thơ mang âm hưởng tha thiết như một khúc hát ru:

À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi

Lời ru “à ơi” của mẹ đưa con vào giấc ngủ bình yên, nơi có lời hát ngọt ngào của mẹ, nơi có cánh cò “vỗ cánh qua nôi”. Hình ảnh cánh cò vỗ cánh qua nôi tựa như vòng tay dịu dàng của mẹ đang vỗ về để con chìm vào giấc ngủ. Hình ảnh cánh cò khổ thơ cuối đã gọi cả về bầu trời tuổi thơ của mỗi người, gọi về những tháng ngày bình yên trong vòng tay yêu thương, chở che của người mẹ.

Qua hình ảnh cánh cò cùng lời thơ tha thiết tựa như lời hát ru, nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện đầy xúc động tình cảm của người mẹ dành cho con. Bài thơ không chỉ khơi dậy những tình cảm tốt đẹp, sâu kín trong trái tim mỗi người mà còn mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc: hãy biết quý trọng tình cảm gia đình, đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong cuộc đời này.

——————HẾT—————–

Mượn hình ảnh con cò trong ca dao, nhà thơ Chế Lan Viên đã mang đến những cảm nhận thật đẹp về tình mẫu tử. Khám phá thêm những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh bài Phân tích khổ cuối bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, các em có thể tham khảo thêm: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong bài Con cò của Chế Lan Viên, Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button