Giáo dục

Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao

Đề bài: Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao

phan tich hinh tuong cai bao trong truyen ngan nguoi trong bao

This post: Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao

Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao
 

I. Dàn ý Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao (Chuẩn)

1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Sê-khốp (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…).
– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Người trong bao” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm,…).
– Nêu vấn đề nghị luận: Hình tượng cái bao trong truyện ngắn “Người trong bao”.
2. Thân bài
* Cái bao là một hình tượng mang ý nghĩa tả thực – là một vật dụng được Bê-li-cốp dùng để đựng các vật dụng của mình.
* Cái bao còn là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:
– Chiếc bao là hình ảnh tượng trưng cho lối sống thu mình, hèn nhát và luôn sống trong nỗi sợ hãi của Bê-li-cốp:
+ Chân dung của Bê-li-cốp luôn được giấu kín sau nhiều lớp bao: Cái mặt được giấu sau một chiếc cổ áo bành tô lúc nào cũng được bẻ đứng lên, mắt đeo kính râm, tai nhét bông, chân đi giày cao su,…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao (Chuẩn)

Sê-khốp là nhà văn nổi tiếng người Nga với hàng trăm tác phẩm truyện ngắn độc đáo, hấp dẫn đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân bản sâu xa. Và có thể nói, truyện ngắn “Người trong bao” sáng tác năm 1898 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Truyện ngắn “Người trong bao” đã xây dựng được hình tượng nhân vật độc đáo, chi tiết nghệ thuật đặc sắc và hình tượng cái bao là một chi tiết nghệ thuật, một hình tượng như thế.

Như chúng ta đã biết, cái bao là một vật dụng gần gũi, phổ biến trong đời sống của con người, được dùng để đựng, gói đồ vật, hàng hóa và trong truyện ngắn “Người trong bao”, hình tượng cái bao trước hơn hết là một vật dụng mang ý nghĩa như thế. Cái bao được nhân vật Bê-li-cốp đựng những đồ vật cần thiết trong cuộc sống của mình “ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu” và đến cả chiếc dao dùng để gọt bút chì cũng được Bê-li-cốp để ở trong bao. Như vậy, trong tác phẩm, trước hơn hết là hình ảnh mang ý nghĩa tả thực.

Nhưng không dừng lại ở đó, trong truyện ngắn “Người trong bao”, hình ảnh chiếc bao còn là hình ảnh xuyên suốt và mang ý nghĩa tượng trưng. Trước hết, chiếc bao là hình ảnh tượng trưng cho lối sống thu mình, hèn nhát và luôn sống trong nỗi sợ hãi của Bê-li-cốp. Không chỉ dùng bao để cất, đựng những đồ vật của mình như chiếc ô, dao gọt bút chì, chiếc đồng hồ mà ngay cả đến bản thân của Bê-li-cốp cũng được giấu kĩ trong một “cái bao”. Đọc những câu văn tác giả Sê-khốp miêu tả nhân vật Bê-li-cốp chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra dường như nhân vật đang giấu mình trong một chiếc bao kín mít từ đầu cho tới chân – cái mặt được giấu sau một chiếc cổ áo bành tô lúc nào cũng được bẻ đứng lên, mắt đeo kính râm, tai nhét bông, chân đi giày cao su và tay lúc nào cũng cầm ô. Không chỉ qua chân dung của nhân vật, nơi ở của Bê-li-cốp cũng ở trong bao bởi đó là một căn phòng chật như cái hộp và những ô cửa thì lúc nào cũng kín mít. Và như vậy, qua những chi tiết trên có thể thấy nhân vật Bê-li-cốp được bao bọc bởi rất nhiều lớp bao, từ chiếc áo chần bông, cái kính râm, đôi giày cho đến căn phòng nơi hắn sống. Thêm vào đó, ngay cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cho nó vào trong bao. “Đối với hắn, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này, điều nọ mới là cái rõ ràng”. Cái bao ấy là do chính nhân vật tự tạo ra cho mình ấy chính là một lớp vỏ để che giấu những nỗi sợ hãi, hèn nhát của hắn, để bảo vệ hắn trước những âu lo, khó chịu của cuộc sống bên ngoài, để hắn có thể sống, có thể sống đắm chìm trong quá khứ với những lạc hậu và bảo thủ. Có thể nói, Bê-li-cốp với lối sống, lối suy nghĩ trong bao của mình là một điển hình cho một bộ phận người tri thức Nga. Đó chính là lối sống hèn nhát, bảo thủ, luôn sống thu mình trong nỗi sợ hãi, lo âu và chính điều đó khiến cho cuộc sống của họ ngày càng trở nên tù túng, ngột ngạt. Không chỉ dừng lại ở đó, hình tượng chiếc bao trong tác phẩm còn là hình ảnh tượng trưng cho chế độ Nga hoàng chuyên chế bảo thủ, trì trệ đã bóp nghẹt cuộc sống của con người, khiến cho cuộc sống của họ ngày càng trở nên ngột ngạt, tù túng hơn.

Tóm lại, hình tượng cái bao trong truyện ngắn “Người trong bao” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Sê-khốp. Đồng thời, qua hình tượng cái bao, tác giả đã phê phán những con người có lối sống trì trệ, bảo thủ, hèn nhát, luôn sống trong nỗi sợ hãi và tự tạo ra một chiếc vỏ bọc cho chính mình.

—————–Tổng kết——————

Tìm hiểu về hình tượng chiếc bao và lối sống thu mình trong bài, bên cạnh bài Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao, các em có thể tham khảo thêm các bài văn hay lớp 11 khác như: Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay, Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao, Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong Người trong bao, Phân tích và nêu cảm nghĩ về Người trong bao của Sê-khốp.

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button