Đề bài: Phân tích hành động và lời nói của nhân vật để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười
This post: Phân tích hành động và lời nói của nhân vật để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười
Bài làm:
Truyện cười là một loại truyện dân gian viết về những hiện tượng, hành vi đáng cười trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ tạo ra tiếng cười, giải trí cho con người mà thông quá đó còn nhằm mục đích phê phán những thói hư tật xấu của một bộ phận nhân dân trong đời sống. Truyện cười Tam đại con gà thuộc thể loại truyện cười trào phúng, bằng hành động và lời nói của anh học trò đã làm bật lên tiếng cười có phần chua chát, qua đó phê phán anh thầy đồ dốt nát.
Thứ nhất, tiếng cười được biểu hiện qua hành động của anh học trò “giả dạng tri thức” này. Mặc dù học hành dốt nhưng lại hay nói chữ, “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”. Được nhà mời về dạy, khi dạy sách Tam tự, gặp phải những nét chữ quá rắc rối, học trò thúc giục dạy, hỏi gấp, hắn bèn nói liều, bảo học trò đọc khẽ. Thầy sợ nhỡ ra có người nghe thấy mà sai lại xấu hổ, một kẻ dốt nát luôn lo sợ sự dốt của mình bị mọi người phát hiện. Hành động tiếp theo của ông thầy là khấn bàn thờ thổ công, được sự đồng ý thì lấy làm đắc chí, bảo học trò đọc to. Một kẻ dốt nát, thậm chí hành động trái ngược, khác đời, mê tín mu muội. Đây là một hành động thể hiện bản chất ngu dốt của nhân vật khi tin tưởng tuyệt đói vào thổ công, đặt niềm tin vào đài âm dương trong khi không tin vào chính bản thân mình, cũng là hành động gây ra tiếng cười hả hê cho người đọc.
Thứ hai, thông quá lời nói, tiếng cười cũng được thể hiện sâu sắc. Lúc học trò thắc mắc, dù không biết nhưng hắn vẫn trả lời: “dủ dì là con dù dì”. Một câu trả lời vội vàng, vô nghĩa. Khi nghe, phụ huynh lấy làm lạ hỏi sao thầy dạy chữ kê là dủ dỉ là con dù dì thì lão lại bảo thầm: “Mình đã dốt , thổ công nhà nó cũng dốt nữa” bèn đưa ra lời chống chế cho sự ngu dốt của mình “Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!”. Một câu giải thích vô nghĩa, phi logic, ngốc nghếch mà ông ta xem như một thứ vũ khí che giấu sự ngu dốt của chính mình. Chính điều này càng bộc lộ rõ sự dốt nát.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tăng tiến tạo ra tiếng cười trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Đó là những hành động lấp liếm, càng cố tình che giấu, càng lộ khuyết điểm, càng làm trò cười cho mọi người. Một người đã dốt còn làm ra vẻ là văn hay, còn mang danh là thầy ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.
Câu chuyện đã phê phán những kẻ lười biếng, không chịu học hỏi, thích thể hiện bản thân. Đừng bao giờ tự huyễn hoặc mình là giỏi giang rồi tự mình làm hại chính mình.
Truyện cười “Tam đại con gà” thuộc thể loại truyện cười trào phúng, ngoài bài làm văn Phân tích hành động và lời nói của nhân vật để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài làm văn mẫu khác như Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện cười Lợn cưới áo mới, Đặc trưng của thể loại truyện cười, Phân tích truyện Tam đại con gà, hay cả phần Soạn bài Tam đại con gà.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục