Đề bài: Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng
This post: Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng
Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài Bài ca ngất ngưởng
I. Dàn ý Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài Bài ca ngất ngưởng (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Công Trứ (đặc điểm sáng tác, các sáng tác chính,…).
– Giới thiệu khái quát về bài thơ Bài ca ngất ngưởng (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
– Giới thiệu về cái tôi ngất ngưởng trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng.
2. Thân bài
a. Cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở cách ông tự khoe tài, khoe danh vị của mình
– Nguyễn Công Trứ đã khoe hết, phô diễn hết những cái danh vị của bản thân mình, khoe hết cả cái tài văn võ song toàn của bản thân với một thái độ đầy tự hào của một con người ý thức rõ tài năng, danh vị của mình.
– Những cái tài mà ông khoe ra với mọi người mang một nội hàm ý nghĩa khá rộng, xét đến cùng nó gắn với chuyện kinh bang tế thế: “Hi Văn tài bộ” rồi “Thủ khoa”, “Tham tán”, “Tổng Đốc đông”,…
→ Việc ông thị tài khoe tài không chỉ là cách ông thể hiện cái ngông, cái ngất ngưởng của mình mà hơn thế nữa đấy còn là cách thị tài, khoe tài của một con người tự ý thức một cách rõ nét về tài năng và những cống hiến, nỗ lực của bản thân mình…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài Bài ca ngất ngưởng tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài Bài ca ngất ngưởng (Chuẩn)
Trong vườn hoa văn học Việt Nam luôn tỏa ngát những bông hoa muôn màu, muôn sắc. Giữa vườn hoa ngát hương ấy, Nguyễn Công Trứ nổi lên như một bông hoa với hương sắc rất đặc biệt với phong cách ngất ngưởng. Đặc biệt, cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.
Trước hết cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện rõ nét trong cách ông tự khoe tài, khoe danh vị của mình với một thái độ tự tôn và đầy hào hứng.
Vũ trụ nội mạc phi nhân sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng Đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình Tây cờ đại tướng
Có khi về Phủ Diễm Thừa Thiên
Nguyễn Công Trứ đã khoe hết, phô diễn hết những cái danh vị của bản thân mình, khoe hết cả cái tài văn võ song toàn của bản thân với một thái độ đầy tự hào của một con người ý thức rõ tài năng, danh vị của mình. Những cái tài mà ông khoe ra với mọi người mang một nội hàm ý nghĩa khá rộng, xét đến cùng nó gắn với chuyện kinh bang tế thế. Những gì ông kể, từ chức “Hi Văn tài bộ” rồi “Thủ khoa”, “Tham tán”, “Tổng Đốc đông”,…đều là những danh tước, những địa vị, những chiến tích mà ông đã từng tham gia và để lại những tiếng vọng lớn cho đời sau. Những gì mà ông khoe không phải là cách nói sáo rỗng mà nó đều là sự thật bởi lẽ ông là một người thực tài, thực danh trong suốt cuộc đời của mình. Và như vậy, việc ông thị tài khoe tài không chỉ là cách ông thể hiện cái ngông, cái ngất ngưởng của mình mà hơn thế nữa đấy còn là cách thị tài, khoa tài của một con người tự ý thức một cách rõ nét về tài năng và những cống hiến, nỗ lực của bản thân mình.
Đồng thời, cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ còn thể hiện ở phong cách sống khác đời, khác người khi ông “gác gươm rửa kiếm” để tìm về với lối sống khác giữa cuộc đời – lối sống trần tục nhưng tự do, phóng túng.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi gì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ đã lựa chọn cho mình một lối sống ngược đời, trái khoáy, trái với những chuẩn mực thông thường của người đời. Đã từng là một vị đại thần, một danh tướng, một vị đại thần được biết đến là “tay kiếm cung” thế mà nay, Nguyễn Công Trứ lại lựa chọn sống cuộc đời bình dị, thậm chí là “nên dạng từ bi”. Dù đi vãn cảnh chùa, đi thăm thú những danh lam thắng cảnh mà ông vẫn mang đi cùng mình “một đôi dì” , đó là những nàng hầu xinh đẹp với “gót tiên đủng đỉnh” – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, một việc làm khác người khiến đến ngay cả ông bụt cũng phải “nực cười ông ngất ngưởng”. Một hành động trái khoáy, ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường ấy vậy mà với Nguyễn Công Trứ điều đó chẳng có vấn đề gì, cũng khiến bụt phải mỉm cười cho qua. Phải chăng, đó chính là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện chất tài hoa, tài tử ở trong mình và để rồi nó khiến Bụt “nếu không đồng lõa thì cũng phải bỏ qua cho ông bằng một cái cười xòa.”
Thêm vào đó, cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ còn được thể hiện rõ nét ở bản lĩnh sống của một con người tài năng, không để ý, quan tâm tới việc được – mất, khen – chê.
Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Với hai câu thơ, nhưng dường như Nguyễn Công Trứ đã thể hiện một cách rõ nét trước mắt bạn đọc bản lĩnh sống của mình. Dẫu ông có một phong cách sống, một lối sống khác người, khác đời nhưng ông chưa một lần quan tâm, để ý tới việc người đời sẽ khen chê mình như thế nào và mình có thể dành được hay mất đi những gì. Thái độ sống ấy của Nguyễn Công Trứ cho thấy một bản lĩnh sống vững vàng, không màng danh lợi của ông. Hơn nữa, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính bởi vậy tư tưởng nhà Nho vẫn luôn sống mãi trong ông, đó chính là tư tưởng trung quân ái quốc như ông đã từng nói:
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Và để rồi, đến cuối cùng ông tổng kết lại cuộc đời mình, tổng kết lại cái ngông của mình bằng một câu thơ chắc nịch đầy vẻ ngông nghênh, ngạo nghễ, đầy thách thức.
Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.
Tóm lại, Nguyễn Công Trứ thông qua bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” đã thể hiện một cái tôi ngất ngưởng – một thái độ, một cách sống, một lối ứng xử có phần khác biệt, thậm chí thách thức với các chuẩn mực thông thường nhưng nó vẫn được người đời chấp nhận.
——————– HẾT ——————-
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bài mẫu phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng hay, đầy đủ nhất. Tiếp theo, các em có thể tìm hiểu thêm bài Bình luận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, Sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng,…, để học, ôn tập và cảm nhận rõ hơn về tác phẩm.
Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục