Giáo dục

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Đề bài: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

phan tich bai tho tong biet hanh cua tham tam

This post: Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung của bài thơ.

2. Thân bài

– Tâm trạng của người ra đi, kẻ tiễn (khổ 1)
+ Không gian: không đò, không sông. Thời gian: buổi chiều
+ Hoàn cảnh: tiễn đưa “đưa người”
+ Nỗi lòng người đưa tiễn- “sóng trong lòng”, nỗi buồn dấu kín…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

“Áo chàm chia buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Những cuộc chia ly đầy lưu luyến luôn là cảm hứng của các nhà thơ, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc. Hai câu thơ trên trong bài Việt Bắc của Tố Hữu là cảnh chia tay đầy xúc động giữa cán bộ và người dân, ta còn bắt gặp cảnh chia tay đầy dứt khoát của kẻ đi qua bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm. Thâm Tâm viết bài thơ “Tống biệt hành” vào năm 1940, để tiễn đưa một người bạn lên chiến khu Việt Bắc.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra một khung cảnh chia tay giữa kẻ đi và người ở lại:

“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng…”

Cảnh tiễn đưa là một buổi chiều tà, giữa kẻ đi và người ở lại vô hình tạo ra một sợi dây đầy lưu luyến. Điệp từ “đưa người” được lặp lại nhằm nhấn mạnh việc chia ly này chắc chắn sẽ diễn ra. Thâm Tâm đã sử dụng đại từ “ta và người” để nói lên sự ngang tàn, khẩu khí của một đấng nam nhi. Dù vậy, trong lòng tác giả vẫn phải thốt lên một câu hỏi “Sao có…?”, một phép ẩn dụ đầy gợi hình, “tiếng sóng ở trong lòng”. Tiếng sóng ở đây chính là nỗi lòng của con người, mà nó cũng chính là nỗi buồn của kẻ chia ly, tiếng sóng không mạnh mẽ nhưng nó cứ dạt dào xô đẩy khiến nỗi buồn của con người dài hơn. Có một sự tương phản đối lập ở đây “không-có” cùng với giọng điệu rắn rỏi trong từng chữ để nhấn mạnh cái “không” thành cái “có”, tưởng chừng như nỗi buồn ấy dứt khoát mà ra đi, nhưng ngược lại nó lại càng sâu đậm thêm. Người tiễn đưa là một con người rất hiểu bạn của mình “trong mắt trong”, hai tâm hồn như đồng điệu làm một, họ chia sẻ cho nhau. Câu thơ cuối của đoạn mang giọng điệu thật dứt khoát bởi sự kết hợp giữa điệp từ, số từ và sự tương phản “một giã gia đình – một dửng dưng”. Chia tay đầy đau xót như vậy, cớ mà sao lòng người có thể dửng dưng vậy được, tưởng chừng như có thể xóa đi được nỗi buồn, nỗi buồn càng khắc sâu thêm.

Qua khổ thơ thứ hai, hình ảnh người ly khách hiện lên thật dứt khoát:

“- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”

Tác giả rất trân trọng người bạn của mình nên ông đã sử dụng từ Hán Việt và còn lặp lại đến hai lần “ly khách”. Hình ảnh người ly khách hiện lên thật là một con người gan góc, đầy ý chí quyết tâm. “Con đường nhỏ” đây chính là lý tưởng đầy khó khăn vất vả của người bạn cần phải vượt qua. Người ly khách ấy còn khẳng định một cách quyết liệt: “chưa về”, “không bao giờ”, “mẹ già đừng mong”, qua đó, ta thấy được một thái độ sống chết vì nghĩa lớn của một đấng trượng phu.

Đằng sau sự ra đi ấy, người ly khách đã phải bỏ lại gia đình của mình:

“Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…”

Mỗi một con người đều có gia đình riêng của mình để chăm sóc, đặc biệt là phụng dưỡng cha mẹ, nhưng người ly khách này đã phải để lại sau lưng tất cả để đi theo chí lớn. Có một sự luân chuyển thời gian ở đây, nó như là một vòng tròn quay lại vạch xuất phát ban đầu trong lòng của những con người ở lại. Một nỗi buồn từ chiều hôm trước đến sáng hôm nay nó không hề vơi vai mà nó lại sâu đậm hơn. Trong gia đình còn có mẹ già, em thơ, hai người chị đã muộn màng, họ buồn lắm muốn níu kéo “em trai dòng lệ suốt”, “gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay”. Tác giả rất đồng cảm với người bạn của mình, biết được sự giằng xé trong nội tâm một bên bổn phận một bên chí lớn. Dù sao đi chăng nữa, người ly khách ấy vẫn kiên định với hướng đi của mình, ta càng thấy rõ tính bi hùng của người chiến sĩ vì nước vì dân của dân tộc ta.

Khổ cuối của bài thơ, giọng thơ như chìm đắm xuống, tâm trạng đầy ngổn ngang:

“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.”

“Người đi?” người đã phải đi rồi, đó là một sự thực, phải chăng tác giả cũng đang hoang mang với chính khoảnh khắc ấy. Điệp ngữ dồn dập đến mà đau thắt “coi như”, sao có thể coi mẹ già như chiếc lá bay, chị như hạt bụi, em là hơi rượu say, cho thấy đây là một sự lựa chọn đầy trăn trở nhưng vẫn quyết đi. Dù ra đi vì nghĩa lớn đấy, dứt áo một cách dứt khoát, mà tận sâu bên trong con người ấy vẫn là nỗi nhớ nhà nỗi buồn của sự chia ly.

Thâm Tâm đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm trạng của người ra đi và kẻ ở lại như điệp từ, số từ, ẩn dụ, so sánh… Những câu thơ đầy dứt khoát, hùng hồn của kẻ đi mà đầy xót xa. Qua đây, ta càng cảm thấy được tấm lòng của tác giả đối với những người vì nghiệp lớn đầy trân trọng và yêu thương.

Tống biệt hành của Thâm Tâm là một trong những bài thơ hay và xúc động trong phong trào thơ mới. Một cuộc chia ly đầy buồn bã bao nhiêu thì càng khẳng định được tâm thế của một tâm hồn có chí lớn ra sao. Những con người có một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn như vậy sẽ mãi nằm trong lòng người mang một dấu ấn không bao giờ phai.

———————–HẾT——————–

Bên cạnh bài Phân tích bài thơ Tống biệt hành, để nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài thơ, các em có thể tìm đọc thêm các bài văn mẫu đặc sắc khác như: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng li khách trong bài thơ Tống biệt hành hay bài Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button