Đề bài: Những vấn đề cơ bản trong bài Việt Bắc, Tố Hữu
This post: Những vấn đề cơ bản trong bài Việt Bắc, Tố Hữu
Những vấn đề cơ bản trong bài Việt Bắc, Tố Hữu
Bài mẫu: Những vấn đề cơ bản trong bài Việt Bắc, Tố Hữu
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
– Việt Bắc là quê hương CM, trước CM T8 có khởi nghĩa Bắc Sơn (1941), nơi thành lập MTVM; trong kháng chiến chống Pháp là nơi ở và làm việc của TW Đảng và chính phủ
– Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10/ 1954. Đây là thời điểm các cơ quan TW của Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về Hà nội, sau khi cuộc kháng chiến chống pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng ĐBP và hoà bình được lập lại ở miền Bắc.
Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương CM.
2. Chủ đề của đoạn trích “Việt Bắc”
Đoạn trích ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu VB trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thủy chung giữa người Cách mạng và nhân dân Việt Bắc.
3. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích “Việt Bắc”
– Thể lục bát tài tình, thuần thục.
– Sử dụng một số cách nói dân gian: thi liệu, xưng hô, đối đáp,…
– Giọng điệu quen thuộc, gần gũi, ấm áp.
– Sở trường sử dụng từ láy.
– Cổ điển + hiện đại
– Kết cấu bài thơ: lời đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Không chỉ là đối đáp mà còn hô ứng.
– Cặp đại từ nhân xưng mình ta.
4. Nội dung đoạn trích:
4.1. Sắc thái tâm trạng ,lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:
– Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay….Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
– Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng.
+ Bốn câu đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của ngưòi ở lại,đồng thời cũng khảng định tấm lòng thuỷ chung của mình:
Đại từ Mình – Ta:Mối quan hệ gần gũi thân thiết -> gợi bao lưu luyến, bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn.
Điệp từ “nhớ” (láy lại)
Lời nhắn nhủ của VB “Mình có nhớ ta, mình có nhớ không” vang lên ray rứt,gợi nỗi nhớ triền miên
15 năm gợi thời gian.
Cây, núi, sông, gợi không gian thời gian hoạt động kháng chiến tại không gian Việt Bắc + 4 câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi.
Nghe câu hỏi nên người về bâng khuâng , bồn chồn => Tình cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh và ngưòi Việt Bắc
Đại từ phiếm chỉ “ai”nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi thân thương
Áo chàm: H/ảnh bình dị, chân tình, chỉ người Việt Bắc.
“Cầm tay ….”.-> Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn đạt chính xác thái độ xúc động nghẹn ngào không thể nói nên lời của người cán bộ từ dã Việt Bắc về xuôi..
-> Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp:
– Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vi, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. .
+ Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, ấm áp tình người: Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương., bản khói… sớm khuya…
+ Bức tranh tứ bình, mỗi mùa một hình ảnh đẹp làm say lòng người.
Mùa đông: rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi
Mùa xuân: hoa mơ nở trắng rừng
Mùa hè: ve kêu, rừng phách đổ vàng
Mùa thu: ánh trăng soi sáng khắp núi rừng…
= > Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa,đầy màu sắc lãng mạn, ấm áp lòng người.
Chỉ những người đã từng sổng Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về cảnh Việt Bắc như vậy.
– Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình :
+ Người VB cần lao gian khổ và đầy tình thương yêu chia ngọt sẻ bùi (câu 31->câu 36)
+ Hình ảnh sinh hoạt của cán bộ CM trong chiến khu hoà lẫn với sinh hoạt của nhân dân VB: Tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, lớp học i tờ, giờ liên hoan
= >Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,… tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ.
4.2. Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt bắc trong cách mạng và kháng chiến
+ Khí thế hào hùng lên đường hành quân của quân và dân ta với những hình ảnh tuyệt đẹp mang dáng dấp sử thi (câu 53-> câu 70)
Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Chiến công Việt Bắc là bản tổng kết những nét lớn của sự phát triển ngày càng cao những chiến dịch, những thắng lợi trong niềm vui phơi phới.
– Vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh Việt bắc đã làm nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,…
– Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
……………………………
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
– Đặc biệt, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước:
+ Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suốt lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc (dẫn đoạn thơ từ câu Mình về,-còn nhờ núi non đến câu Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa).
+ Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Những vấn đề cơ bản trong bài Việt Bắc bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc: “Ta về mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung: và cùng với phần Việt Bắc là một trong những bài thơ thể hiện rất đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hãy làm rõ điều đó. để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Trình bày cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh và “Vội vàng” của Xuân Diệu nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Ngoài ra, Bị cự tuyệt quyền làm người – Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)
Source: Mamnonanhduongvt.edu.vn
Category: Giáo dục